TCTC (2018) ky 1 thang 3 (e-paper) - page 77

78
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
hiện đang làm việc tại các công ty, chi nhánh DNKT
trên địa bàn TP. Đà Nẵng. Kết quả thu về được
290 phiếu. Sau khi thực hiện việc kiểm tra, loại bỏ
các phiếu khảo sát không đạt yêu cầu có 274 phiếu
khảo sát hợp lệ, đáp ứng yêu cầu về kích thước mẫu
nghiên cứu.
Các yếu tố cũng như bảng hỏi được thiết kế dựa
trên kết quả nghiên cứu khác nhau trong và ngoài
nước trong thời gian qua; đồng thời nhận được sự
tư vấn, góp ý của 10 chuyên gia là các nhà quản lý
tại chính các DNKT, một số thành viên của Hội KTV
hành nghề Việt Nam (VACPA), giảng viên kiểm
toán các trường đại học. Thang đo trong nghiên cứu
là thang đo Likert 5 điểm từ mức không đồng ý đến
hoàn toàn đồng ý.
Phương phap nghiên cưu
Trong nghiên cứu này, tác giả áp dụng phương
pháp nghiên cứu hỗn hợp kết hợp giữa nghiên
cứu định tính và định lượng. Trong đó, nghiên
cứu định tính là phương pháp phỏng vấn sâu
bằng cách thảo luận tay đôi với chuyên gia có
trình độ và kinh nghiệm. Kết quả khám phá các
yếu tố tác động đến sự hài lòng trong công việc
của nhân viên tại các DNKT được kiểm tra bằng
phương pháp thống kê. Đối với phương pháp
nghiên cứu định lượng, được tiến hành thông
qua việc thu thập dữ liệu điều tra bảng câu hỏi
và xử lý bằng phần mềm SPSS để phân tích dữ
liệu bằng các kỹ thuật: Phân tích mô tả, kiểm
định Cronbach’s Alpha, phân tích khám phá
EFA, phân tích hồi quy bội.
Biến phụ thuộc: Sự hài lòng trong công việc của
cán bộ, nhân viên hiện đang làm việc tại các DNKT
trên địa bàn TP. Đà Nẵng.
Biến độc lập: Các yếu tố có liên quan như trình
bày tại Bảng 1:
- Mô hình nghiên cứu: SAT = α0 + α
1X1 + α 2X2 + … + α7X7 + ei
Trong đó: SAT: Sự hài lòng chung
của cán bộ công nhân viên hiện đang
làm việc tại các DNKT trên địa bàn
TP. Đà Nẵng; X = {X1,…, X7}: Các biến
thang đo nhân tố ảnh hưởng đến SAT;
α = {α0,…, α7}: Hệ số hồi quy tác động
đến SAT; ei: sai số.
Kết quả nghiên cứu
Kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha.
Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s
Alpha cho thấy, có 7 thành phần thang
đo về đánh giá sự hài lòng của cán bộ
công nhân viên hiện đang làm việc tại các DNKT
trên địa bàn TP. Đà Nẵng và yếu tố phụ thuộc
đều có độ tin cậy lớn hơn 0.6 nên đều tin cậy để
sử dụng. Có 6 biến quan sát bị loại bỏ khỏi các
phân tích tiếp theo đó là biến SAL1, BEN1, EVR1,
PRO5, REL3, REL6. Điều đó cho thấy, thang đo
được xây dựng có ý nghĩa trong thống kê và đạt
hệ số tin cậy cần thiết. Kết quả đánh giá lại thang
đo cho thấy, các thang đo đều thỏa mãn yêu cầu
về đánh giá độ tin cậy bằng Cronbach’s Alpha.
Như vậy, từ 37 biến độc lập ban đầu có thể loại
6 biến SAL1, BEN1, EVR1, PRO5, REL3, REL6,
nên giữ lại 31 biến để đưa vào phân tích nhân tố
khám phá EFA...
Phân tích nhân tố khám phá EFA
Đối với biến độc lập: Phương pháp phân tích
nhân tố khám phá EFA được tiến hành bằng phần
mềm SPSS và kết quả chỉ số KMO là 0.814 > 0.5, giá
trị Sig của kiểm định Bartlett’s bằng 0.000 < 0.05 cho
thấy các biến có tương quan với nhau nên mô hình
là phù hợp để đưa vào phân tích nhân tố khám phá.
Có 6 nhân tố được trích ra đều có giá trị Eigenvalue
lớn hơn 1 và điểm dừng khi trích các yếu tố tại nhân
tố thứ 6 có Eigenvalue là 1.629 > 1.
Tổng phương sai trích của 6 nhân tố bằng
70.175% > 50% điều này cho thấy, khả năng sử
dụng 6 nhân tố thành phần này giải thích được
70.175% biến thiên của các biến quan sát. Dựa vào
Bảng 1. Các yếu tố độc lập và giả thuyết
STT
Biến
Mã hóa Giả thuyết
1 Tính chất công việc
Work
+
2 Tiền lương
Sal
+
3 Phúc lợi, khen thưởng và sự công nhận
Ben
+
4 Môi trường và điều kiện làm việc
Evr
+
5 Cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp
Pro
+
6 Quan hệ công việc với đồng nghiệp, lãnh đạo
Rel
+
7 Chính sách quản trị và định
hướng tương lai DN
Adm +
Nguồn: Nghiên cứu của tác giả
Đối với đặc thù công tác kiểm toán, làm việc
nhóm, phối hợp trong công việc với đồng
nghiệp; tuân thủ chặt chẽ chương trình kiểm
toán, chỉ đạo phân công của lãnh đạo đơn vị
là điều hết sức quan trọng.
1...,67,68,69,70,71,72,73,74,75,76 78,79,80,81,82,83,84,85,86,87,...123
Powered by FlippingBook