TCTC (2018) ky 1 thang 3 (e-paper) - page 81

82
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Kết quả hoạt động bảo hiểmphi nhân thọ
tại Việt Namgiai đoạn 2014-2016
Hoạt động BHPNT tại Việt Nam trải qua nhiều thời
kỳ khác nhau và bùng nổ khi thị trường được hình
thành với sự xuất hiện của nhiều công ty bảo hiểm
mới, bao gồm cả công ty bảo hiểm nước ngoài. Khảo
sát số liệu hoạt động BHPNT tại các công ty bảo hiểm
thuộc ngân hàng thương mại trong giai đoạn 2014-
2016 cho thấy, hoạt động kinh doanh BHPNT đã có
sự phát triển mạnh cả về quy mô lẫn số lượng doanh
nghiệp BHPNT (Bảng 1, Bảng 2).
Bên cạnh những chuyển biến tích cực, thị trường
BHPNT Việt Nam giai đoạn này có những tồn tại gặp
vướng mắc như:
Một là
, năng lực tài chính và hiệu quả hoạt động
kinh doanh BHPNT mặc dù có dấu hiệu khởi sắc
nhưng chưa cao. Theo số liệu của Cục Quản lý giám
sát bảo hiểm, năng lực tài chính (thể hiện ở các chỉ tiêu
như vốn chủ sở hữu, quỹ dự phòng, tổng tài sản, ROA,
ROE…) các công ty bảo hiểm thuộc ngân hàng vẫn còn
rất khiêm tốn và có sự chênh lệch so với các công ty
BHPNT khác. Mặt khác, trong thời gian qua, với nhiều
nghiệp vụ kinh doanh bảo hiểm gốc chưa thực sự hiệu
quả như bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm con người, bảo
hiểm tài sản và hàng hóa đã làm cho hoạt động kinh
doanh BHPNT, nhất là mức tăng trưởng doanh thu và
lợi nhuận kinh doanh bảo hiểm gốc có xu hướng giảm
xuống. Các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả hoạt động như
ROA trung bình chỉ đạt khoảng 7,0%, ROE trung bình
đạt khoảng 9,0%.
Hai là,
các sản phẩm dịch vụ BHPNT chưa đa
dạng, phong phú. Theo thống kê, số khách hàng
tham gia sử dụng các sản phẩm dịch vụ bảo hiểm
chủ yếu là sản phẩm bảo hiểm ô tô, xe máy trong
đó sản phẩm bảo hiểm bắt buộc chiếm tỷ trọng lớn.
Nhiều sản phẩm khác chưa được khách hàng tham
gia hoặc có tham gia nhưng chưa thực sự đáp ứng
được yêu cầu khách hàng. Số lượng sản phẩm bảo
hiểm còn hạn chế so với một số các công ty bảo hiểm
khác. Số sản phẩm bảo hiểm của Tổng Công ty Cổ
phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt
Nam (BIC) là hơn 130 sản phẩm, của Tổng Công ty
cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIC) là hơn 100 sản
phẩm, của Tổng Công ty bảo hiểm Sài Gòn – Hà
Nội (BSH) hơn 60 sản phẩm, của Công ty TNHH
Một thành viên Bảo hiểm Ngân hàng Thương mại
Cổ phần Công thương Việt Nam (VBI) là hơn 50 sản
phẩm.
Ba là,
hoạt động marketing và quảng bá thương
hiệu chưa phát triển. Các công ty bảo hiểm thuộc ngân
hàng chưa thực sự quan tâmvà đẩymạnh đến công tác
truyền thông số.
Bốn là,
mạng lưới kinh doanh còn hạn chế và chủ
yếu tập trung tại các thành phố lớn.
Năm là,
công tác quản trị rủi ro và bồi thường chưa
chặt chẽ. Những năm qua, mặc dù đã có nhiều bước
tiến quan trọng trong công tác kiểm tra, kiểm soát và
quản trị rủi ro nhưng tỷ lệ bồi thường vẫn tăng lên, đặc
biệt là ở một số nghiệp vụ như bảo hiểm con người,
bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm hàng
hóa... Bên cạnh đó, chưa xây dựng được một khung
quản lý rủi ro riêng cho mình. Điều này làm cho công
tác kiểm soát và quản lý rủi ro còn có nhiều kẽ hở tạo
điều kiện cho nhiều hành vi gian lận và trục lợi bảo
hiểm diễn ra, làm gia tăng chi phí bồi thường và giảm
hiệu quả kinh doanh của các công ty bảo hiểm thuộc
ngân hàng.
Giải pháp phát triển dịch vụ
bảo hiểmphi nhân thọ tại các công ty bảo hiểm
Theo thống kê niên giám bảo hiểm năm 2016 (Cục
Quản lý và giám sát bảo hiểm – Bộ Tài chính), mức độ
thâmnhập BHPNT của các thị
trường mới nổi là hơn 1% và
của các thị trường phát triển ở
mức 2,3%. Điều này cho thấy,
còn nhiều phân khúc của thị
trường BHPNT còn bỏ ngỏ.
Bắt kịp được xu hướng
phát triển của thị trường,
trong vài năm trở lại đây, các
công ty bảo hiểm đã chủ động
Bảng 1: Tổng số doanh nghiệp bảo hiểm, môi giới
bảo hiểm giai đoạn 2010-2016
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Kết cấu thị trường
53
57
57
59
61
61
63
29
29
29
29
30
30
30
12
14
14
16
17
17
18
1
2
2
2
2
2
2
11
12
12
12
12
12
13
Nguồn: Thống kê niên giám bảo hiểm năm 2016 (Cục quản lý giám sát bảo hiểm – Bộ Tài chính)
Bảng 2: Doanh thu phí bảo hiểm và thị phần theo lĩnh vực giai đoạn 2015-2016
Các chỉ tiêu
Đơn vị
Phi nhân thọ
Nhân thọ
Toàn thị trường
2015 2016 2015 2016 2015 2016
Doanh thu phí bảo hiểm Tỷ đồng
31.891 36.864 38.271 50.497 70.162 87.361
Tốc độ tăng trưởng
%
15,88 15,59 34,97 31,95 25,57 24,51
Tỷ trọng/tổng phí
%
45,45 42,20 54,55 57,80 100
100
Tỷ trọng phí/GDP
%
0,76 0,82 0,91 1,12 1,67 1,94
Nguồn: Thống kê niên giám bảo hiểm năm 2016 (Cục quản lý giám sát bảo hiểm – Bộ Tài chính)
1...,71,72,73,74,75,76,77,78,79,80 82,83,84,85,86,87,88,89,90,91,...123
Powered by FlippingBook