TCTC (2018) ky 1 thang 3 (e-paper) - page 84

TÀI CHÍNH -
Tháng 3/2018
85
Gemadept, Vietrans, Vietfracht… Dịch vụ logistics
ở Việt Nam hiện có quy mô khoảng 20-22 tỷ USD/
năm, chiếm 20,9% GDP của cả nước. Tốc độ tăng
trưởng bình quân của ngành dịch vụ logistics trong
những năm qua là từ 16 – 20%/năm. Theo xếp hạng
của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam hiện đứng thứ
64/160 nước về mức độ phát triển logistics và đứng
thứ 4 trong ASEAN sau Singapore, Malaysia và
Thái Lan. Với tốc độ phát triển hàng năm đạt từ 16
– 20%, đây là một trong những ngành dịch vụ tăng
trưởng nhanh và ổn định nhất của Việt Nam trong
thời gian qua.
Tuy nhiên, ở Việt Nam, các DN logistics mới chỉ
cung cấp một số dịch vụ trong chuỗi logistics. Các
dịch vụ logistics chủ yếu mà các DN kinh doanh
logistics Việt Nam cung ứng cho khách hàng là
dịch vụ kho bãi, vận tải hàng hóa, giao nhận hàng
hóa, bốc xếp, dịch vụ phân loại, đóng gói bao bì,
lưu kho... còn các dịch vụ khác trong chuỗi dịch
vụ logistisc mặc dù cũng có một số DN cung ứng
nhưng số lượng không nhiều và chưa thực sự được
quan tâm phát triển.
Trong 30 tập đoàn giao nhận hàng đầu thế giới,
hiện đã có tới 25 tập đoàn thâm nhập thị trường
Việt Nam, chiếm lĩnh 75% thị phần, chủ yếu là các
lĩnh vực mang lại giá trị gia tăng cao. Ngược lại,
với khoảng 1/4 nhỏ hẹp và khó khăn còn lại, các
DN nội tự “trồi sụt”, “giành giật” từng cơ hội. Thị
phần nhỏ hẹp, giá trị gia tăng thấp, khiến chi phí
cho dịch vụ logistics ở Việt Nam được đánh giá
đang ở mức độ quá cao. Không chỉ vậy, năng lực
của các DN Logistics Việt Nam còn hạn chế bởi
chất lượng cán bộ không đáp ứng được nhu cầu.
Thực trạng thị trường logistics Việt Nam
Thống kê mới đây của Hiệp hội doanh nghiệp
(DN) logistics Việt Nam cho thấy, cả nước hiện có
khoảng trên 1.300 DN logistics đang hoạt động, bao
gồm cả DN có vốn nước ngoài. Các DN cung cấp
dịch vụ logistics ở Việt Nam hầu hết là những DN
nhỏ và vừa (DNNVV). Một số DN lớn như: Công ty
Transimex Saigon, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn,
ĐẨMANHVÀ PHÁT TRIÊN
DOANHNGHIÊP LOGISTICS ƠVIÊT NAM
TS. Phạm Thái Hà *
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, logistics là Ngành có sự phát triển mạnh để đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của hoạt động giao lưu thương mại. Việt Nam được đánh giá là một thị trường
đầy tiềm năng và hấp dẫn cho sự phát triển của ngành dịch vụ logistics, tuy nhiên, trên thực tế
hoạt động này tại Việt Nam còn nhiều bất cập. Bài viết sử dụng mô hình SWOT để phân tích, đánh
giá thực trạng hoạt động, phát triển của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics tại
Việt Nam, qua đó, làm rõ điểmmạnh, điểm yếu cũng như cơ hội và thách thức đặt ra.
Từ khóa: Logistics, doanh nghiệp, vận chuyển, thương mại, hàng hóa, hội nhập, cạnh tranh
In the process of international economic
integration, logistics is a sector having strong
development potential to meet the increasing
demands of trade. Vietnam is considered as
a potential and attractive market for the
development of the logistics service sector.
However, in practice, this sector in Vietnam is
still weak. The article uses the SWOT model
to analyze and assess the current status and
the development of logistics providers in
Vietnam, thereby, highlighting strengths,
weaknesses as well as opportunities and
challenges to produce solutions...
Keywords: Logistics, business, shipping, trade, goods,
integration, competition
Ngày nhận bài: 6/2/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 1/3/2018
Ngày duyệt đăng: 5/3/2018
*Email:
1...,74,75,76,77,78,79,80,81,82,83 85,86,87,88,89,90,91,92,93,94,...123
Powered by FlippingBook