TCTC (2018) ky 1 thang 3 (e-paper) - page 86

TÀI CHÍNH -
Tháng 3/2018
87
đường bộ Đông Tây (EWEC), hành lang Hà Nội -
Hải Phòng - Hà Khẩu - Côn Minh, hệ thống đường
bộ cao tốc, đường sắt xuyên Á… Các thể chế tiếp tục
củng cố, tạo thuận lợi như thủ tục hải quan, cải cách
hành chinh, đẩy nhanh tiến trình hội nhập sâu khu
vực và thế giới.
Thách thức
Ngành logistic nói chung, các DN logistic nói
riêng của Việt Nam phải đối diện với nhiều thách
thức. Trước mắt, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải yếu
kém, không đồng bộ, chưa tạo ra hành lang vận tải
đa phương thức trong khi nhu cầu trung chuyển chất
lượng cao cho hàng hóa giữa các phương thức đang
ngày càng lớn. Hệ thống thông tin lại thiếu và chưa
hiệu quả. Nguồn nhân lực làm dịch vụ logistics chưa
qua đào tạo bài bản và còn thiếu, yếu, chưa đáp ứng,
đặc biệt thiếu các chuyên viên logistics giỏi có năng
lực ứng dụng và triển khai tại các DN nghiệp.
Hoạt động của chính các DN logistics còn nhiều
hạn chế cả về quy mô hoạt động, vốn, nguồn nhân
lực… Bên cạnh đó, còn thiếu sự kết nối giữa DN
xuất khẩu và DN Logistics do thói quen nhập khẩu
CIF và xuất khẩu theo FOB. Măt khác, thể chế,
chính sách nhà nước với ngành logistics chưa rõ
ràng, không đồng bộ, bất cập, chưa tạo điều kiện hỗ
trợ logistics non trẻ phát triển; Chi phí kinh doanh
không chính thức cao...
Giải pháp phát triển doanh nghiệp logisticViệt Nam
Với những thách thức trên, các DN logistic cần
có giải pháp nhằm đẩy mạnh và phát triển hơn
ngành dịch vụ tiềm năng này.
Thứ nhất, nâng cao năng lực và khả năng cạnh tranh
của các DN cung cấp dịch vụ logistics.
Chất lượng và giá dịch vụ quyết định khả năng
cạnh tranh của DN cung cấp dịch vụ logistics. Nếu
chất lượng dịch vụ tốt, giá cả hợp lý, chắc chắn
DN nội địa sẽ có nhiều lợi thế hơn so với các DN
nước ngoài. Hai tiêu chí này là tiêu chí hàng đầu
để khách hàng lựa chọn nhà cung ứng logistics
cho mình. DN phải nâng cao khả năng của mình
trong việc đáp ứng yêu cầu của các chủ hàng về
thời gian, chất lượng và giá dịch vụ. Nhằm hướng
tới mục tiêu tham gia vào hệ thống logistics toàn
cầu, đối với các DN cung cấp logistics nói chung
và đặc biệt trong lĩnh vực hàng hải nói riêng, để
có thể cung cấp logistics theo đúng nghĩa, các DN
Việt Nam cần phải: Hiểu rõ và nhận thức đúng về
quy trình cung cấp các dịch vụ logistics, đặc biệt là
trong quá trình vận tải; Đào tạo có hệ thống nguồn
nhân lực có kinh nghiệm và được trang bị đầy đủ
những kiến thức chuyên môn, am hiểu luật pháp
trong nước và quốc tế. Ngoài ra, nguồn nhân lực
cần được nâng cao trình độ ngoại ngữ để đáp ứng
với việc hội nhập các DN cần đầu tư cơ sở vật chất,
nâng cấp và mở rộng hệ thống kho bãi, các trang
thiết bị bốc xếp, vận chuyển chuyên dùng và các
dịch vụ hỗ trợ khác; Liên doanh, liên kết với các
DN trong và ngoài nước để kết nối, mở rộng mạng
lưới dịch vụ trong cả nước và trên thế giới để tạo
đầu ra thị trường ngoài nước và nâng cao khả năng
chuyên môn của cán bộ để từ đó nâng cao tính cạnh
tranh trong hoạt động kinh doanh.
Đến hết năm 2020, kim ngạch XNK của Việt
Nam được dự báo sẽ đạt mức khoảng 300 tỷ
USD, hàng container qua hệ thống cảng biển Việt
Nam đạt 67,7 triệu TEU, do vậy tiềm năng phát
triển dịch vụ logistics Việt Nam là rất lớn. Dự
đoán, trong tương lai không xa, dịch vụ cung cấp
logistics sẽ trở thành ngành kinh tế quan trọng, có
thể đóng góp tới 15% GDP của cả nước. Ngoài ra,
dịch vụ logistics cũng tác động đến khả năng cạnh
tranh của hàng hóa Việt Nam, của các DN và của
toàn bộ nền kinh tế. Thêm vào đó, việc ký kết hiệp
định CPTPP và gia nhập cộng đồng kinh tế chung
AEC cũng sẽ đem lại cho các DN cung cấp dịch vụ
logistics một sân chơi mới với nhiều thách thức và
cơ hội, hơn bao giờ hết đòi hỏi sự nỗ lực hết mình
của bản thân các DN và sự hỗ trợ của Nhà nước,
các bộ, ngành liên quan...
Thứ hai, ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là
thương mại điện tử vào quá trình hoạt động kinh doanh
của DN.
DN cung ứng logistics cần nhanh chóng thúc đẩy
và áp dụng công nghệ thông tin vào quá trình hoạt
động kinh doanh của mình, trao đổi thông tin và
các dữ liệu điện tử trong thương mại, khai hải quan
điện tử để tận dụng ưu thế của công nghệ thông tin
nhằm mang lại năng suất lao động cao, tiết kiệm chi
phí, giảm thiểu tình trạng tiêu cực, gian lận trong
thương mại, XNK và hải quan; Áp dụng thành tựu
của công nghệ thông tin, trao đổi dữ liệu bằng hệ
thống máy tính với sự hỗ trợ của mạng lưới thông
tin liên lạc và công nghệ xử lý thông tin đóng vai
trò quan trọng sống còn đối với việc quản lý cả quá
trình hoạt động logistics, đặc biệt là quản lý sự di
chuyển của hàng hóa và các chứng từ.
Cơ quan quản lý cần khuyến khích các DN áp
dụng và phát triển các hệ thống quản lý dây chuyền
cung ứng liên kết trong ASEAN nhằm tạo nên sự
gắn kết các giải pháp đặt kế hoạch, hệ thống lưu
giữ, lấy hàng hóa bằng phương tiện không dây.
Ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là thương
1...,76,77,78,79,80,81,82,83,84,85 87,88,89,90,91,92,93,94,95,96,...123
Powered by FlippingBook