TCTC (2018) ky 1 thang 3 (e-paper) - page 9

10
Tư tưởng Tập Cận Bình về kinh tế và Chính sách kinh tế Abe: Những góc nhìn với kinh tế Việt Nam
9.000 tỷ USD năm 2008 lên 23.000 tỷ USD vào cuối
năm 2012. Các khoản vay này đã đẩy chênh lệch
giữa tỷ lệ tín dụng và tỷ lệ GDP danh nghĩa lên hai
con số và giữ ở mức trên 14%.
Năm 2012, sau khi bơm 4.000 tỷ NDT vào nền
kinh tế nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế lại bất ngờ
sụt giảm, Chính phủ Trung Quốc đã chủ trương
không cần dựa vào chính sách kích cầu hoặc tăng
các khoản đầu tư của Chính phủ, mà xác định động
lực chủ yếu của nền kinh tế phải là các cơ chế và
các lực lượng thị trường. Theo đó, Ngân hàng Nhân
dân Trung Quốc đã đưa ra biện pháp ngăn chặn
“bong bóng“ tín dụng trên thị trường liên ngân
nhằm giảm các khoản cho vay, giảm mức tăng cung
tiền và nợ xấu, giảm thiểu nguy cơ rủi ro tài chính
trong tương lai.
Chính sách trên dù giúp giảm thiểu rủi ro tài
chính trong tương lai nhưng trước mắt lại tạo ra
không ít khó khăn, thách thức khi chi tiêu dùng
giảm mạnh, tạo ra mâu thuẫn trong phát triển. Điển
hình như: Mâu thuẫn giữa áp lực phát triển chậm
lại của nền kinh tế và sản xuất dư thừa; Giá thành
sản xuất kinh doanh các loại tăng lên trong khi năng
lực đổi mới hạn chế; Phát triển không cân bằng giữa
thành thị nông thôn, giữa các khu vực; Khoảng cách
thu nhập giàu nghèo quá lớn; thị trường tài chính,
ngân hàng tồn tại nhiều rủi ro tiềm ẩn...
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới phục hồi
chậm, nhu cầu tiêu dùng cũng mạnh, chủ nghĩa
bảo hộ thương mại bắt đầu xuất hiện trở lại đã
tác động không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu của
Trung Quốc. Trong khi đó, nền kinh tế Trung Quốc
quá phụ thuộc vào xuất khẩu, với hơn 1/4 các hoạt
Kinh tế Trung Quốc trước năm 2013
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008
đã tác động xấu đến hầu hết các nước trên thế giới
và không ngoại trừ Trung Quốc. Để đối phó lại với
những tác động xấu của khủng hoảng này, Trung
Quốc đã đưa ra các chính sách, với sự can thiệp
mạnh vào thị trường tài chính, tiền tệ. Chính sách
tiền tệ của Trung Quốc đã được nới lỏng. Tổng số
tiền cho vay của các ngân hàng Trung Quốc tăng từ
Nhữngthay đổi cănbản của kinhtế TrungQuốc
trongthời kỳ nhà lãnhđạoTập CậnBình
ThS. Trần Tiến Dũng *
Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XVIII diễn ra vào tháng 5/2013 với việc ông Tập Cận
Bình được bầu làm Tổng bí thư, kiêm Chủ tịch nước đã đánh dấu bước ngoặt lớn trên con đường
phát triển kinh tế - xã hội Trung Hoa. Những chính sách mới được triển khai mạnh mẽ đã và đang
làm thay đổi căn bản nền kinh tế Trung Quốc từ chất lượng tăng trưởng, tạo ra sự bền vững, tiệm
cận chất lượng tăng trưởng với những nền kinh tế phát triển trên thế giới…Bài viết đánh giá
những chuyển biến căn bản của nền kinh tế Trung Quốc sau 5 năm dưới sự lãnh đạo của nhà lãnh
đạo Tập Cận Bình và những định hướng mới của nền kinh tế này những năm tới.
Từ khóa: Trung Quốc, kinh tế, xã hội, chất lượng tăng trưởng, cạnh tranh, mở rộng
The 18th Communist Party Congress of China
took place in May 2013 electing Xi Jinping as
new General Secretary and State President
of China marking a dramatic change of the
China’s socio-economic development strategy.
New policies were made and applied to change
the China’s economy from the growth quality
creating sustainability and approaching the
world developed economies… This paper
evaluates the principal changes of China’s
economy after 5 years of Xi Jinping’s leadership
and the new development orientation for the
years to come.
Keywords: China, economy, society, growth quality,
competition, enlargement
Ngày nhận bài: 9/2/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 5/3/2018
Ngày duyệt đăng: 7/3/2018
*Email:
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16,17,18,19,...123
Powered by FlippingBook