TCTC (2018) ky 1 thang 3 (e-paper) - page 97

98
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
và cấp văn bằng;
(3) Tổ chức bộ máy nhà trường, tuyển dụng, quản
lý, sử dụng, đãi ngộ nhà giáo, cán bộ, nhân viên;
(4) Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực;
(5) Hợp tác với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn
hóa, thể dục, thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học
trong nước và nước ngoài.
Luật Giáo dục Đại học 2012 tái khẳng định quyền
tự chủ của các trường đại học, theo đó, cơ sở giáo
dục đại học được tự chủ trong các hoạt động chủ
yếu thuộc các lĩnh vực tổ chức và nhân sự, tài chính
và tài sản, đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác
quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục đại học.
Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 của
Chính phủ về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động
đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn
2014-2017, quy định cơ sở giáo dục đại học công lập
khi cam kết tự bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động
chi thường xuyên và chi đầu tư được thực hiện tự
chủ, tự chịu trách nhiệm toàn diện trên các mặt:
Thực hiện nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa
học; tổ chức bộ máy và nhân sự; tài chính; chính
sách học bổng, học phí với đối tượng chính sách;
đầu tư, mua sắm; các nội dung tự chủ khác theo quy
định của pháp luật.
Đại học vùng và những khó khăn,
bất cập trước thềm tự chủ
Nghị định số 43/2006/NĐ – CP ngày 25/4/2006 về
Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực
hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính
đối với sự nghiệp công lập đã khởi đầu một thời kỳ
mới - thời kỳ tự chủ của đại học công lập. Nghị định
số 16/2015/NĐ – CP ban hành ngày 14/2/2015 thay
thế cho Nghị định số 43/2006/NĐ – CP đã xác định
lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng
kinh phí nhà nước, tiến tới giao quyền tự chủ tài
chính hoàn toàn cho các đơn vị sự nghiệp công lập,
trong đó có các trường đại học công lập.
Khi được tự chủ tài chính hoàn toàn, nguồn thu
của trường đại học công lập sẽ không còn nguồn
hỗ trợ từ ngân sách nhà nước (NSNN), hoạt động
tài chính của các trường đại học sẽ tương tự như
hoạt động tài chính của một doanh nghiệp. Đây
vừa là cơ hội phát triển song cũng là thách thức
không nhỏ đối với các đại học công lập, trong đó
có các đại học vùng.
Thực tế, trải qua hơn 20 năm tồn tại và phát
Bảng 1: Tiêu chí và trọng số tiêu chí được sử dụng để xếp hạng các trường đại học
Thước đo
xếp hạng
Trọng số
xếp hạng
Mã số
tiêu chí
Tiêu chí đánh giá
Trọng số
thành phần
Chỉ số đánh giá
Đơn vị tính
Nghiên
cứu khoa
học
40%
A1
Quy mô và chất
lượng nghiên cứu
20%
Số bài báo khoa học ISI hàng năm Số bài báo
A2 Ảnh hưởng trong
khoa học
10%
Số trích dẫn khoa học dành
cho các bài ISI này
Số trích dẫn
A3
Năng suất
nghiên cứu
10%
Số bài báo ISI trên mỗi giảng viên
Số bài báo/
giảng viên
Giáo dục
và đào tạo
40%
B1
Quy mô đào tạo
10%
Số sinh viên đại học và sau
đại học đang theo học
Số sinh viên
B2 Đội ngũ giảng dạy
10%
Số giảng viên cơ hữu có
trình độ tiến sĩ trở lên
Số giảng viên
B3
Chất lượng
giảng dạy
10%
Tỷ lệ giảng viên có trình độ
tiến sĩ trên sinh viên
Số giảng viên/
sinh viên
B4 Chất lượng sinh viên 10%
Xếp hạng sinh viên dựa
trên điểm thi đại học
Percentile
điểm thi
đại học
Cơ sở vật
chất và
quản trị
20%
C1
Giảng đường
5% Tỷ lệ diện tích giảng đường trên sinh viên Số mét vuông/
sinh viên
C2
Thư viện
5%
Tỷ lệ đầu sách trên mỗi sinh viên
Số đầu sách/
sinh viên
C3 Chất lượng quản trị
10%
Chỉ số minh bạch thông tin
Điểm số
Nguồn: Báo cáo một cách xếp hạng các cơ sở giáo dục Đại học Việt nam (2016-2017) - Lưu Quang Hưng (Chủ biên) và Nguyễn Ngọc Anh (Đồng chủ biên)
Việc giải thể đại học vùng sẽ trở thành một
tất yếu nếu không giải quyết vấn đề tự chủ
của đại học vùng và các đơn vị thành viên.
Với những đơn vị có bề dày lịch sử thì việc giải
thể đại học vùng sẽ là một cơ hội lớn để phát
triển nhưng ngược lại, với các cơ sở giáo dục
đại học còn non trẻ thì đây quả thực là một
khó khăn không nhỏ.
1...,87,88,89,90,91,92,93,94,95,96 98,99,100,101,102,103,104,105,106,107,...123
Powered by FlippingBook