TCTC (2018) ky 1 thang 3 (e-paper) - page 99

100
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
Thông báo này đã mở ra một thời kỳ phát triển
mới đối với các đại học vùng, đồng thời đòi hỏi cần
phải có những biến chuyển cần thiết trong cơ chế
hoạt động, cơ cấu tổ chức cũng như cách thức quản
lý, đảm bảo được sự phát triển của từng thành viên
vừa tạo sự thống nhất trong hệ thống.
Thứ nhất
, đại học vùng cần được giao quyền tự
chủ cao hơn và toàn diện hơn so với các trường
thành viên thông qua việc sớm ban hành các văn
bản pháp quy quy định một cách cụ thể về quyền
tự chủ đại học, phù hợp với đặc điểm tổ chức cũng
như chức năng, nhiệm vụ của các đại học vùng. Các
văn bản pháp quy được ban hành cần có sự thống
nhất cao nhằm đảm bảo trọn vẹn quyền tự chủ cho
các trường đại học.
Thứ hai
, đại học vùng sau khi đạt được quyền
tự chủ cần thực hiện tái cấu trúc nhằm hoàn thiện
cơ cấu tổ chức, phân bổ lại nguồn lực nhằm phát
huy được thế mạnh của mình. Thực hiện phân cấp
quản lý theo hướng tăng quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm cho các đơn vị thành viên và đơn vị trực
thuộc phù hợp với năng lực, điều kiện và hiệu quả
hoạt động của từng đơn vị.
Thứ ba,
đẩy mạnh liên thông, liên kết giữa các
đơn vị, kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo và nghiên cứu
khoa học, phát huy lợi thế chuyên môn hóa, đội ngũ
giảng viên, cơ sở vật chất… trong khuôn khổ quản
lý và điều phối của đại học vùng.
Thứ tư,
đẩy mạnh hợp tác liên kết đào tạo, nghiên
cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong nước
và quốc tế; nâng cao chất lượng đào tạo cũng như
cơ sở vật chất nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn
lực chất lượng cao;
Thứ năm,
nâng cao khả năng tự chủ tài chính
thông qua tăng nguồn thu ngoài ngân sách và kiểm
soát chi hiệu quả.
Tự chủ đại học là một xu thế tất yếu trong sự
phát triển của các trường đại học công lập, trong đó
có các đại học vùng. Trước những khó khăn, bất cập
trong quá trình thực hiện thí điểm tự chủ đại học,
đại học vùng cần được sớm trao quyền tự chủ một
cách toàn diện bằng những văn bản pháp quy có
tính thống nhất cao.
Đồng thời, bản thân các đại học vùng cần có cuộc
cải cách nội bộ về cơ cấu tổ chức, phân bổ nguồn lực
cũng như đẩy mạnh các hoạt động đào tạo, nghiên
cứu khoa học nhằm phát huy tối ưu các tiềm năng
trong thời kỳ mới - thời kỳ tự chủ đại học.
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Luật Giáo dục đại học;
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Luật Giáo dục đại học;
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Quy chế tổ chức và hoạt động của đại học
vùng và các cơ sở đại học thành viên;
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Thông tư số 08/2014/TT-BGD ngày
20/3/2014 về Quy chế tổ chức và hoạt động của đại học vùng và cơ sở giáo
dục đại học thành viên;
5. Chính phủ (2006), Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 về Quy
định quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ
chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
6. Chính phủ (2015), Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 về Quy
định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;
7. Thủ tướng chính phủ (2003), Quyết định số 153/2003/QĐ – TTg ngày
30/7/2003 về việc ban hành “Điều lệ trường đại học”;
8. European University Association (2011), University Autonomy in Europe II:
The scorecard.
Các đại học vùng đang thực hiện tổ chức và
hoạt động theo Thông tư số 08/2014/TT –
BGDĐT và Nghị định số 16/2015/NĐ – CP, tuy
nhiên, quyền hạn của đại học vùng trong bối
cảnh tự chủ chưa được đề cập tới một cách đầy
đủ và rõ ràng, điều này đã dẫn tới nhiều bất
cập trong vận hành hệ thống.
Hình 1: Quy mô đào tạo đại học của các trường
giai đoạn 2013-2017
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của các trường và số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2017
Hình 2: Số lượng các công trình được công bố
giai đoạn 2013-2017
Nguồn: Tổng hợp của Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2017
1...,89,90,91,92,93,94,95,96,97,98 100,101,102,103,104,105,106,107,108,109,...123
Powered by FlippingBook