K2 T4 - page 10

9
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
ngành có tiềm năng thu hút FDI của Việt Nam cũng
là thế mạnh của các nước này như thủy sản, các sản
phẩm nông, lâm nghiệp (chế biến thực phẩm, sản
phẩm gỗ, cao su...), du lịch, dịch vụ logistics, hệ
thống phân phối bán buôn bán lẻ hàng hóa… Chỉ
số năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam theo
xếp hạng của WEF thấp hơn nhiều so với Thái Lan,
Malaysia, Indonesia, Philipines là thách thức không
nhỏ đối với Việt Nam.
Đánh giá về thế mạnh và mức độ sẵn sàng của
lao động Việt Nam tham gia AEC cho thấy, có
những yếu tố cản trở hoặc làm giảm khả năng thu
hút FDI vào Việt Nam khi xét về tiêu chí lao động:
Năng suất lao động của Việt Nam còn thấp; Trình
độ chuyên môn kỹ thuật, cùng chỉ số phát triển con
người (HDI) của Việt Nam khá thấp so các nước
ASEAN 6; Sự chuẩn bị kiến thức, kỹ năng (nhất là
về ngoại ngữ) của lao động Việt Nam để sẵn sàng
tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế của đất
nước cũng chưa cao.
Ngược lại, một lực lượng lao động có tay nghề
cao của Việt Nam, trước hấp dẫn của môi trường lao
động ASEAN sẽ dễ dàng di chuyển sang các nước
khác trong AEC làm việc, càng làm tăng sự thiếu
hụt về lao động tay nghề cao của Việt Nam. Các
điểm yếu về lao động Việt Nam nêu trên, vừa là
cản trở trong hội nhập, vừa là rào cản lớn trong thu
hút FDI, do làm giảm năng lực cạnh tranh của môi
trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam.
Như vậy, tuy cơ hội mở ra cho Việt Nam trong
thu hút FDI từ ASEAN, nhưng do các tác động của
cạnh tranh giữa các nước trong nội khối và với
ngoài khối, năng lực cạnh tranh của Việt Nam lại
thấp so nhiều nước trong khối, khả năng và thực
tế đầu tư từ các nước ASEAN vào Việt Nam còn
khiêm tốn, cấp độ liên kết AEC ở mức độ thấp,
thiếu các điều kiện ràng buộc... nên FDI từ các
nước ASEAN vào Việt Nam chưa thể tăng đột biến
trong trước mắt. Điều này cho thấy, việc nâng cao
năng lực cạnh tranh của môi trường đầu tư kinh
doanh chính là yếu tố quyết định thành tựu thu hút
FDI của Việt Nam.
Tài liệu tham khảo:
1. ASEAN Investment Report, 2016;
2. Ban Thư ký quốc gia ASEAN Việt Nam – Vụ ASEAN – Bộ Ngoại giao http://
asean.mofa.gov.vn/thong-tin/13/act_print/ban-in.html;
3. Trịnh Quang Hưng, Đầu tư trực tiếp nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam
sang Campuchia, Lào và Myanmar những năm gần đây, Tạp chí Những vấn
đề kinh tế và chính trị thế giới, số 9(245)2016, trang 70-76;
4. Phan Hữu Thắng, Thu hút FDI từ các nước ASEAN, Báo Nhân dân điện tử, 2016;
5.
.
Chính phủ các nước mở rộng cửa cho thương mại,
đầu tư, lao động di chuyển tự do, mà chưa hình
thành các cơ quan, cơ chế, quy tắc ràng buộc pháp
lý thống nhất trong toàn khối.
Cụ thể, tại Điều 32 trong cam kết AEC xác
định, việc tự do chuyển dịch này phụ thuộc vào
lịch trình và sự sẵn sàng của từng thành viên.
Điều này cho thấy, các cam kết về tự do chuyển
dịch dòng vốn trong AEC yếu và thiếu các điều
kiện ràng buộc, so với Cộng đồng Kinh tế châu
Âu (EEC) có cấp độ liên kết cao nhất hiện nay. Do
vậy, dịch chuyển vốn trong ASEAN nói chung và
dịch chuyển vốn vào Việt Nam nói riêng vẫn còn
bộc lộ nhiều hạn chế.
Thứ ba,
triển vọng thu hút FDI vào Việt Nam
từ các nước ASEAN sau khi AEC có hiệu lực còn
phụ thuộc vào khả năng hấp thụ của nền kinh tế
Việt Nam. Chỉ tiêu để xác định khả năng hấp thụ
FDI của nền kinh tế là mức giải ngân FDI (vốn
FDI thực hiện) hàng năm. Năm 2010 là năm đầu
tiên mức giải ngân FDI vượt ngưỡng 10 tỷ USD/
năm và tăng bình quân gần 20% năm trong 5 năm
2011-2015 vừa qua, khi đạt mức 14,5 tỷ USD vào
năm 2015… Mức chênh lệch hơn 100 tỷ USD chưa
giải ngân được, giữa vốn FDI đăng ký và thực hiện
trong nhiều năm qua đã chứng minh năng lực hấp
thụ vốn còn yếu của nền kinh tế, vừa tác động hạn
chế các nguồn vốn FDI mới vào Việt Nam, nhất là
vốn tăng thêm và mở rộng của các doanh nghiệp
FDI hiện có.
Thứ tư,
Việt Nam đang phải đối diện với áp lực
cạnh tranh lớn từ các quốc gia ASEAN. Cạnh tranh
của Việt Nam với các nước trong AEC không chỉ các
nền kinh tế ở tốp cuối gồm 4 nước Việt Nam, Lào,
Campuchia và Myanmar về chi phí và chất lượng
lao động, mà còn đối với các nước còn lại như Thái
Lan, Malaysia, Indonesia, Philipinnes… khi những
Bảng 1. FDI vào Việt Nam theo quốc gia năm 2016
Quốc gia Lượng vốn FDI (tỷ USD)
Tỷ trọng
1 Hàn Quốc
7
28,8%
2 Nhật Bản
2,58
10,6%
3 Singapore
2,41
9,9%
4 Trung Quốc
1,88
7,7%
5 Đài Loan
1,86
7,6%
6 Hồng Kông
1,64
6,7%
7 Malaysia
0,914
3,7%
8 Anh
0,860
3,5%
9 Thái Lan
0,700
2,9%
10 Khác
4,56
18,6%
Nguồn:
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16,17,18,19,20,...118
Powered by FlippingBook