K2 T4 - page 5

4
KINH TẾ - TÀI CHÍNHVĨ MÔ
có cơ sở để phát triển công nghiệp, vì nông nghiệp
cung cấp nguyên liệu, lương thực cho công nghiệp và
tiêu thụ hàng hoá của công nghiệp làm ra”. Trước đó,
ngày 6/1/1960, trong bài viết cho Tạp chí Những vấn
đề hoà bình và chủ nghĩa xã hội (số ra tháng 2/1960)
nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày Thành lập Đảng, Hồ
Chí Minh cũng đã chỉ rõ: “Phải cải tạo và phát triển
nông nghiệp để tạo điều kiện cho việc công nghiệp
hoá nước nhà. Phải có một nền nông nghiệp phát triển
thì công nghiệp mới có thể phát triển mạnh”.
Có thể nói, Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh phải
hết sức chú trọng phát triển nông nghiệp, nhất là sản
xuất lương thực, coi đó là điểm đột phá để tiến lên
chủ nghĩa xã hội nói chung và thúc đẩy công nghiệp
hóa đất nước nói riêng. Người cho rằng, làm như
vậy vừa đáp ứng được yêu cầu bức thiết trong cuộc
sống hàng ngày của nhân dân, vừa tạo ra điều kiện
tối cần thiết (lương thực, thực phẩm, nguyên liệu, lao
động, hàng xuất khẩu, thị trường tiêu thụ hàng hoá)
cho công nghiệp; đồng thời qua đó (nhờ tác động
của công nghiệp qua việc cung cấp các mặt hàng
công nghiệp cho nông dân), nông nghiệp cũng từng
bước phát triển cả về chiều sâu lẫn chiều rộng. Quan
điểm này của Hồ Chí Minh còn nguyên giá trị khi
thực tế thời gian qua cho thấy, lĩnh vực nông nghiệp
luôn đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh
tế, góp phần hỗ trợ tiến hành thành mục tiêu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Quan điểm về công nghiệp hóa là tất yếu khách quan
Sau khi miền Bắc được giải phóng năm 1954, Chủ
tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Nhiệm vụ quan trọng nhất
của chúng ta là phải xây dựng nền tảng vật chất và
Tư tưởng Hồ Chí Minh về công nghiệp hóa
Quan điểm về vai trò của nông nghiệp
trong quá trình công nghiệp hoá đất nước
Trước Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III, ngày
19/7/1960, phát biểu tại Đại hội Đại biểu công đoàn
tỉnh Thanh Hoá lần thứ 6, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn
mạnh: “Nước ta là một nước nông nghiệp... Muốn
phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế nói chung
phải lấy việc phát triển nông nghiệp làm gốc, làm
chính. Nếu không phát triển nông nghiệp thì không
TưtưởngHồ Chí Minhđối với
sựnghiệpcôngnghiệphóa,hiệnđại hóaởViệtNam
ThS. Trần Việt Dũng, ThS. Nguyễn Thị Thảm
- Đại học Hải Dương
Trong thời đại ngày nay, công nghiệp hóa, hiện đại hóa được coi là quá trình tất yếu hợp quy luật của tất
cả các nước đang phát triển. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định tính tất yếu khách quan của quá trình
công nghiệp hoá trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, để biến nước ta thành một nước có công nghiệp hiện
đại, nông nghiệp hiện đại, khoa học và kỹ thuật tiên tiến thực hiện mục tiêu không ngừng nâng cao đời
sống nhân dân. Bài viết bàn về tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước và đưa ra một số kiến nghị về quá trình này trong giai đoạn tới.
Từ khóa: Tư tưởng Hồ Chí Minh, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế - xã hội.
No wa d a y s ,
i n d u s t r i a l i z a t i o n
and modernization is considered an
inevitable,indispensable process of all
developing countries.In the past, President
Ho Chi Minh always affirmed the objective
necessity of the industrialization process in
the socialist revolution toto make Vietnam
become a modern industrial and agricultural,
advancedly scientific and technological
country, aiming at continuously improving
people’s living standards.The paper discusses
Ho Chi Minh’s thought on the cause of
industrialization and modernization of the
country and gives some recommendations on
this process in the coming period.
Keywords: Ho Chi Minh’s thought, industrializa-
tion, modernization, socio-economic.
1,2,3,4 6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,...118
Powered by FlippingBook