K2 T4 - page 6

5
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
lượng chưa cao.
Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất
nước, chúng ta đã phạm sai lầm, nôn nóng trong việc
cải tạo công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa ở miền
Nam. Cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung, bao
cấp đã dẫn đến sự quan liêu, rời thực tế. Làm cho
nền kinh tế nói chung và ngành công nghiệp và tiểu
thủ công nghiệp bị kìm hãm, sản xuất đình đốn. Hai
thành phần kinh tế quốc doanh và hợp tác xã tăng
về số lượng mà giảm về chất lượng, “lời giả” mà “lỗ
thật”, dẫn đến sự khủng hoảng kinh tế - xã hội nửa
đầu thập niên 80 của thế kỷ XX.
Từ Đại hội VI của Đảng (1986), công cuộc đổi
mới nền kinh tế đất nước thực sự bắt đầu. Tuy
những năm đầu đổi mới gặp không ít khó khăn
nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng , nhân dân Việt
Nam đã đoàn kết nhất trí theo Đảng, khắc phục và
vượt qua khó khăn, từng bước giành được những
thành tựu to lớn, nhất là từ sau Đại hội VII của
Đảng (1991), đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn
diện và triệt để hơn. Đại hội giữa nhiệm kỳ VII
(năm 1994), Đảng ta chủ trương thực hiện công
nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi
căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh
doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử
dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng
một cách phổ biến sức lao động với công nghệ,
phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại
dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ
khoa học công nghệ tạo ra năng suất lao động xã
hội cao. Quan điểm trên cho thấy, quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta phải kết hợp
chặt chẽ 2 nội dung “Công nghiệp hóa” và “Hiện
đại hóa” trong quá trình phát triển.
Trong thời đại ngày nay, công nghiệp hóa, hiện
đại hóa được coi là quá trình tất yếu hợp quy luật
của tất cả các nước đang phát triển. Tại Hội nghị
lần thứ bảy, Ban chấp hành Trung ương khoá VII,
khi thông qua đường lối tiến hành công nghiệp hóa,
hiện đại hóa ở nước ta Đảng ta đã xác định: “Công
nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn
bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao
động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ
biến sức lao động cùng công nghệ, phương tiện và
phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát
triển công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ,
tạo ra năng suất lao động xã hội cao”. Trong Đại
hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, khi thông qua
đường lối đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Đảng đã chỉ rõ: “Mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện
đại hóa là xây dựng đất nước ta thành một nước
kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa miền Bắc tiến dần
lên chủ nghĩa hội, có công nghiệp và nông nghiệp
hiện đại, có văn hoá và khoa học tiên tiến”. Để thực
hiện được nhiệm vụ quan trọng trên, tại Đại hội Đại
biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (tháng 9/1960),
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã đưa ra đường
lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Theo đó,
muốn khắc phục những khó khăn do tình trạng kinh
tế nghèo nàn lạc hậu gây nên, đất nước ta không có
con đường nào khác ngoài con đường công nghiệp
hoá xã hội chủ nghĩa. Nhiệm vụ công nghiệp hoá là
tất yếu, là quy luật có tính phổ biến với tất cả các
nước để chuyển nền kinh tế từ tình trạng lạc hậu sang
phát triển, đồng thời cần coi trọng việc phát huy các
nguồn lực tự nhiên của đất nước, khai thác và phát
triển các nguồn lực đó nhằm phục vụ công nghiệp
hoá và phục vụ con người, coi trọng việc hình thành
một cơ cấu hợp lý giữa các ngành, tích cực ứng dụng
các tiến bộ khoa học - kỹ thuật.
Khi toàn Đảng, toàn dân bước vào cách mạng
xã hội chủ nghĩa, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng luôn
khẳng định tính tất yếu khách quan của quá trình
công nghiệp hoá trong cách mạng xã hội chủ nghĩa
nhằm biến nước ta thành một nước có công nghiệp
hiện đại, nông nghiệp hiện đại, khoa học và kỹ thuật
tiên tiến để thực hiện mục tiêu không ngừng nâng
cao đời sống nhân dân, trước hết là nhân dân lao
động của chủ nghĩa xã hội.
Công nghiệp hóa,
hiện đại hóa trước thời kỳ đổi mới
Ngay từ những năm 1960, Đảng ta đã xác định sự
nghiệp công nghiệp hóa, xây dựng cơ sở vật chất kỹ
thuật cho chủ nghĩa xã hội là nhiệmvụ trung tâmxuyên
suốt trong thời kỳ quá độ ở nước ta, là ưu tiên phát triển
công nghiệp nặngmột cách hợp lý, đồng thời phát triển
nông nghiệp và công nghiệp nhẹ... Theo đó, nước ta sẽ
tiến hành đồng thời 3 cuộc cách mạng, trong đó cuộc
cách mạng khoa học kỹ thuật là then chốt, nhằm đưa
miền Bắc tiến lên công nghiệp hiện đại.
Thực hiện đường lối của Đảng, sự nghiệp công
nghiệp hóa ở nước ta đã đạt được một số thành tựu
đáng kể. Cụ thể, một số công trình lớn đã được xây
dựng và phát huy tác dụng như: Nhà máy cơ khí Hà
Nội, Khu gang thép Thái Nguyên, nhà máy cơ khí
Trần Hưng Đạo, nhà máy đóng tàu Hải Phòng, nhà
máy dệt Nam Định... Công nghiệp quốc doanh về
hình thức đã phát triển với nhịp độ nhanh, hình thành
một mạng lưới công nghiệp nhiều cấp ở khắp các tỉnh
thành trên toàn quốc. Đến năm 1964, công nghiệp
miền Bắc đã cơ bản bảo đảm từ 80 - 90% các mặt hàng
tiêu dùng và một phần tư liệu sản xuất, mặc dù chất
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,16,...118
Powered by FlippingBook