K2 T4 - page 8

7
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
thực hiện theo Hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN
(AICA, năm 2009 và có hiệu lực từ năm 2012)
Hiệp định AIA điều chỉnh 5 lĩnh vực là chế tạo,
nông nghiệp, thuỷ sản, lâm nghiệp, khai khoáng
và khai thác các dịch vụ liên quan. Theo đó, đầu
tư được mở cửa và đối xử quốc gia được dành cho
tất cả các nhà đầu tư từ giai đoạn tiền thành lập
cho đến các giai đoạn sau thành lập.
Hiệp định IGA được ký năm 1987 giữa các nước
ASEAN-6 quy định các biện pháp bảo hộ cho các
khoản đầu tư được cấp phép của các bên tham gia
Hiệp định. Tuy nhiên, vì IGA không có các cơ chế
giải quyết tranh chấp đầu tư mà chỉ quy định các
bên cần giải quyết trên cơ sở hữu nghị, báo cáo kết
quả lên các Bộ trưởng Kinh tế nên tính ràng buộc
pháp lý của Hiệp định này chưa cao.
Hiệp định Đầu tư toàn diệnASEAN (ACIA) được
ký kết ngày 26/2/2009, có hiệu lực từ ngày 29/3/2012,
với mục đích thúc đẩy tiến trình xây dựng một khu
vực đầu tư tự do, mở cửa, minh bạch và hội nhập
trong ASEAN. ACIA tạo ra cơ chế đầu tư cởi mở và
tự do trong ASEAN hướng tới mục tiêu hội nhập
kinh tế trong AEC.
Tình hình đầu tư FDI từ ASEAN vào Việt Nam
Xu hướng đầu tư nội khối giữa các nước ASEAN
trong bối cảnh hình thành AEC ngày càng trở nên
rõ nét và quan trọng đối với từng quốc gia thành
viên. Đối với Việt Nam, cùng với xuất khẩu, FDI
đang là động lực của tăng trưởng kinh tế. Vì thế việc
gia tăng đầu tư nội khối giữa các nước ASEAN nói
chung và từ ASEAN vào Việt Nam nói riêng có vai
trò quan then chốt trong tiến trình thu hút vốn đầu
tư, phục vụ cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Điểm nhấn quan trọng nhất trong bức tranh thu
hút FDI của Việt Nam năm 2016 là sự gia tăng đầu
Khuôn khổ hợp tác đầu tư trong ASEAN
Thích ứng với sự cạnh tranh thu hút dòng vốn
FDI ngày càng tăng trên thế giới, ASEAN đang nỗ
lực thiết lập một môi trường đầu tư thuận lợi hơn
trong khu vực. Các quốc gia thành viên ASEAN đã
cam kết hướng tới một môi trường đầu tư thông
thoáng và minh bạch hơn, với mục tiêu tăng cường
các dòng đầu tư và thu hút thêm các nhà đầu tư vào
khu vực, góp phần hướng tới sự tăng trưởng kinh tế
và phát triển của khu vực. Một trong những yếu tố
quan trọng góp phần tạo nên một môi trường đầu
tư thuận lợi trong khu vực là khuôn khổ hợp tác đầu
tư trong ASEAN, được xây dựng trên cơ sở thực
hiện tự do hoá và bảo hộ đầu tư.
Hợp tác đầu tưASEAN trước đây được thực hiện
thông qua Hiệp định về Khu vực Đầu tư ASEAN
(AIA, năm 1998); Hiệp định Khuyến khích và Bảo
hộ Đầu tư ASEAN (ASEAN-IGA, năm 1987). Hiện
nay, khuôn khổ hợp tác đầu tư trong ASEAN được
ĐẦUTƯTRỰC TIẾPNƯỚC NGOÀI VÀOVIỆT NAM
THEO KHUÔNKHỔHỢP TÁC ĐẦUTƯTRONG ASEAN
TS. Phạm Thái Hà
Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) chính thức vận hành từ ngày 1/1/2016. Sự kiện này đã đặt Việt Nam trước
những cơ hội và thách thức lớn trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Trên cơ sở phân tích
một số nội dung trong khuôn khổ hợp tác đầu tư trong ASEAN, bài viết đánh giá về thực trạng thu hút FDI
từ ASEAN vào Việt Nam trong thời gian qua cũng như các vấn đề đặt ra trong thời gian tới.
Từ khóa: AEC, FDI, ASEAN, đầu tư, xuất khẩu
TheASEANEconomic Community (AEC)
officially operated on 1st January 2016.This
event has created the great opportunities and
challenges for Vietnam on attracting foreign
direct investment (FDI).Based on the analysis
of some contents within the framework of
ASEAN investment cooperation, the paper
evaluates the situation of FDI attraction from
ASEAN into Vietnam in the past as well as
discussesarising issues in the coming time.
Keywords: AEC, FDI, ASEAN, investment, exports
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16,17,18,...118
Powered by FlippingBook