K2 T4 - page 9

TÀI CHÍNH -
Tháng 4/2017
8
rộng các dự án đầu tư vào Việt Nam. Không chỉ
trong lĩnh vực bán lẻ, nhiều tập đoàn lớn và các
doanh nghiệp vừa và nhỏ của Thái Lan cũng tập
trung mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh
nhiều lĩnh vực khác như công nghiệp, nông nghiệp,
xây dựng, thực phẩm… góp phần tạo nên làn sóng
đầu tư mạnh mẽ từ Thái Lan sang Việt Nam.
Đối với Malaysia, tính đến hết 2015, Malaysia
đã đầu tư vào 18 trên tổng số 21 ngành kinh tế theo
hệ thống phân ngành của Việt Nam. Trong đó, lĩnh
vực kinh doanh bất động sản đứng thứ nhất với 14
dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 5,53 tỷ USD (chỉ
chiếm 3% tổng số dự án nhưng chiếm tới 51,5% tổng
vốn đầu tư); Tiếp theo là lĩnh vực công nghiệp chế
biến, chế tạo với 221 dự án và tổng vốn đầu tư đăng
ký đạt xấp xỉ 1,9 tỷ USD (chiếm 46,2% tổng số dự án
và 17,7% tổng vốn đầu tư).
Một số vấn đề đặt ra
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và
Đầu tư), vốn FDI từ các nước ASEAN vào Việt Nam
đã đạt được kết quả nhất định nhưng vẫn còn khiêm
tốn so với tiềm năng các nước trong khu vực, do vẫn
còn tồn tại một số vấn đề sau:
Thứ nhất,
FDI của các quốc gia ASEAN vào Việt
Nam còn chưa đồng đều. FDI của các nước ASEAN
vào Việt Nam tuy đã tăng mạnh trong những năm
gần đây nhưng việc thu hút đầu tư từ các nước
chưa đồng đều, trong khi Singapore, Malaysia, Thái
Lan là ba nước luôn đứng đầu trong đầu tư tại Việt
Nam, thì mức độ đầu tư của các quốc gia khác trong
ASEAN còn khiêm tốn.
Thứ hai,
cấp độ liên kết thấp trong AEC khiến cho
hiệu lực các cam kết về tự do di chuyển dòng vốn
giữa các nước thành viên đạt mức thấp, do đó, mức
độ dịch chuyển vốn nội khối còn hạn chế. Theo các
cấp độ liên kết thì AEC đang ở mức liên kết cộng
đồng thấp, do thực chất sự liên kết cộng đồng này
vẫn chỉ là hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực.
tư của các nước trong khối ASEAN. Nhờ vào các
hiệp định thương mại tự do đã được ký kết và lợi
thế cạnh tranh về giá nhân công, gần cảng biển lớn,
Việt Nam tiếp tục trở thành công xưởng của khu
vực, khi các doanh nghiệp FDI liên tục chuyển dịch
nhà máy từ các nước trong khu vực sang Việt Nam
để sản xuất và xuất khẩu đi toàn thế giới.
Hình 1 cho thấy, FDI từ các nướcASEAN vào Việt
Nam năm 2016 đã chiếm 45% tổng vốn FDI vào Việt
Nam, tăng khoảng 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2015
và 2014. Đến năm 2015, có 7 nước ASEAN đầu tư
vào Việt Nam với 216 dự án và hơn 6,1 tỷ USD vốn
đăng ký, trong đó, 3 nước dẫn đầu là Malaysia (hơn
2,4 tỷ USD), Singapore (hơn 1,2 tỷ USD), và Thái
Lan (262 triệu USD). Trong năm 2016, Singapore,
Malaysia và Thái Lan tiếp tục giữ vị trí là ba nhà
đầu tư lớn nhất của ASEAN vào Việt Nam (Bảng 1).
Dẫn đầu trong khối ASEAN đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào Việt Nam năm 2016 là Singapore
với 2,41 tỷ USD. Singapore đứng thứ ba trong số các
quốc gia đầu tư FDI lớn nhất vào Việt Nam, chiếm
tỷ trọng 9,9%. Tổng đầu tư của Singapore, Malaysia
và Thái Lan vào Việt Nam năm 2016 đạt 4,024 tỷ
USD, chiếm 16,5% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.
Về địa bàn đầu tư, TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội
tiếp tục là hai địa phương thu hút được nhiều dự
án đầu tư FDI nhất của cả nước. Trong năm 2016,
TP. Hồ Chí Minh có 44 dự án đầu tư mới và 13 dự
án đăng ký tăng vốn đầu tư, đạt 163,43 triệu USD,
chiếm 12,24% tổng vốn FDI của cả nước. Trong khi
đó, Hà Nội có 15 dự án đầu tư mới và 7 dự án đăng
ký tăng vốn đầu tư, tổng vốn đầu tư lũy kế đạt
243,51 triệu USD, chiếm 18,24% tổng vốn FDI của
cả nước.
Về lĩnh vực đầu tư, sản xuất vẫn giữ vị trí số một
trong thu hút FDI vào Việt Nam trong năm 2016.
Với lợi thế về chi phí lao động thấp và sự gia tăng
dần các ưu đãi thuế quan cho hàng hóa theo quy
định của các hiệp định thương mại tự do, cũng như
gia tăng liên kết trong AEC, Việt Nam là một quốc
gia có lợi thế cạnh tranh trong thu hút FDI vào lĩnh
vực sản xuất. Trong năm 2016, lĩnh vực sản xuất thu
hút được 58 dự án đầu tư mới và 41 dự án tăng vốn,
chiếm 68% tổng vốn FDI vào Việt Nam. Đặc biệt,
lĩnh vực nghệ thuật – giải trí trở thành lĩnh vực thu
hút FDI lớn thứ 2 của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 16%
tổng vốn FDI.
Với tư cách là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ
3 vào Việt Nam, Singapore đã có trên 1.600 dự án
khác nhau hoạt động tại Việt Nam. Trong khi đó,
với định hướng trở thành 1 trong 10 quốc gia đầu
tư lớn nhất tại Việt Nam, Thái Lan cũng đang mở
Hình 1: FDI vào Việt Nam theo quốc gia/khu vực
Giai đoạn 2013 - 2016
Nguồn:
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16,17,18,19,...118
Powered by FlippingBook