TCTC (2018) so 4 ky 1 đầy đủ - page 102

TÀI CHÍNH -
Tháng 4/2018
101
đạo DN nhận ra những hạn chế này và có hành động
để tự học hỏi và thuê nhân sự, huy động sự tham
gia của chuyên gia... Nguyễn Thị Lê Trâm (2014) đã
đưa ra nhận định, có rất ít DNNVV lập kế hoạch
nhân lực trong dài hạn. Nhiều DN thiếu hoạch định
chiến lược nhân sự, không phân biệt được vai trò
giữa quản trị nhân sự và quản trị nguồn nhân lực,
nhầm lẫn giữa duy trì động lực và tạo động lực bên
trong của đội ngũ nhân viên, không phát triển được
lực lượng kế thừa và tạo sự cạnh tranh lành mạnh
trong nội bộ DN…
Thực tiễn cho thấy, cứ sau 5 phút lại có một DN
ra đời và sau 8 phút có một DN phải rời bỏ cuộc
chơi. Nguyên nhân một phần là do quản trị nhân
sự yếu kém. Thông qua hoạt động tư vấn quản trị
thực tế cho các DN những năm gần đây, bao gồm
cả DNNVV, các chuyên gia của Hội Marketing Việt
Nam đã tổng quát về những “căn bệnh” thường gặp
của quản trị DN Việt Nam hiện nay. Cụ thể có 5 vấn
đề lớn DNNVV còn khiếm khuyết, đó là: Chưa có sự
chia sẻ giữa bộ máy lãnh đạo và bộ phận thừa hành;
Chưa quan tâm đánh giá điểm mạnh, yếu về quản
trị, văn hóa DN, nguồn lực; Đánh giá cơ hội và thách
thức về kinh tế, công nghệ, khách hàng và đối thủ
cạnh tranh; Đánh giá quá trình phát triển kinh doanh
và lập chiến lược qua từng thời kỳ hoạt động.
Về kỹ năng quản trị nhân sự, hoạt động dẫn dắt
và hoạt động kiểm tra của lãnh đạo DN chưa hiệu
quả. Khi lãnh đạo DN giao việc cho cấp dưới thường
một chiều, thiếu sự đồng cảm chia sẻ với nhân viên.
Trong hoạt động kiểm tra, DN chưa theo dõi hoạt
động của nhân viên thường xuyên, không so sánh
hiệu quả công việc của nhân viên; chưa có chính sách,
quan tâm thực hiện công tác phân tích công việc cho
từng cán bộ, công nhân viên; chưa chú trọng đào tạo
nâng cao nguồn nhân lực, đặc biệt là bộ phận được
lựa chọn để trở thành nguồn nhân lực chủ chốt và
quản lý cấp cao trong tương lai của công ty. Việc xác
định thừa hay thiếu lao động cũng chỉ do từng phòng
ban xác định dựa vào khối lượng công việc hiện tại
chưa có sự tham gia của phòng nhân sự…
Với những “căn bệnh” này, khi hội nhập quốc tế
toàn diện và sâu rộng thì nhiều DN kém năng động,
năng lực quản lý và điều hành kém hiệu quả sẽ phải
đối mặt với những sự cạnh tranh khốc liệt. DNNVV
khó có đủ nguồn lực về tài chính và năng lực quản
lý để tồn tại nếu không có một chiến lược phát triển
hợp lý.
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị
nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Nhân tố con người đang dần chứng tỏ được
tầm quan trọng trong sự phát triển mạnh mẽ của
thời đại. Con người nắm vận mệnh của DN, có thể
tạo ra tất cả nhưng cũng có thể phá hủy tất cả. Cái
khó nhất của một nhà quản trị chính là quản lý con
người. Làm thế nào để tuyển dụng được những
nhân viên tài năng, trung thành và tận tụy? Làm thế
nào để giữ được những người tài bên mình? Làm
thế nào để phát huy hết năng lực của nhân viên,
xây dựng được văn hóa DN lành mạnh, tiến bộ, trở
thành nền tảng cho sự phát triển vững mạnh của
công ty… Đây là vấn đề “nóng” đối với công tác
quản trị nguồn nhân lực tại các DN nói chung và
DNNVV nói riêng hiện nay.
Nhiều nghiên cứu về quản trị nguồn nhân lực tại
các DNNVV đề xuất giải pháp, để tạo được hiệu quả
công việc cao, DN cần áp dụng cả nhân trị lẫn pháp
trị trong quản lý, đồng thời đáp ứng các điều kiện để
nhân viên làm tốt công việc của mình. Hiện nay, có
nhiều mô hình về hệ thống quản trị nhân sự, song
nếu chỉ áp dụng một cách rập khuôn sẽ tạo nên gánh
nặng lẫn lãng phí cho các DNNVV. Vì vậy, công thức
vàng trong quản trị nhân sự đối với các DN có quy
mô vừa và nhỏ là: Hiệu quả công việc nhân viên =
năng lực + động lực + môi trường làm việc của mỗi cá
nhân. Nghĩa là, để tạo được hiệu quả công việc cao,
DNNVV cần áp dụng cả nhân trị lẫn pháp trị trong
quản lý, đồng thời cung cấp đủ điều kiện để nhân
viên làm tốt công việc của mình. Cụ thể:
Về pháp trị:
Pháp trị là hệ thống được nhiều DN
Hình 1: Quản trị nhân lực và các yếu tố của môi
trường doanh nghiệp
Nguồn: Vũ Thị Hương Liên (2015)
Những vấn đề lớn DNNVV còn hạn chế, gồm:
Chưa có sự chia sẻ giữa bộ máy lãnh đạo và bộ
phận thừa hành; Chưa quan tâmđánh giá điểm
mạnh, yếu về quản trị, văn hóa DN, nguồn lực;
Đánh giá cơ hội và thách thức về kinh tế, công
nghệ, khách hàng và đối thủ cạnh tranh; Đánh
giá quá trình phát triển kinh doanh và lập chiến
lược qua từng thời kỳ hoạt động.
1...,92,93,94,95,96,97,98,99,100,101 103,104,105,106,107,108,109
Powered by FlippingBook