TCTC (2018) so 4 ky 1 đầy đủ - page 13

12
chính sách tài chính với doanh nghiệp khởi nghiệp ở việt nam
đáp ứng các điều kiện để có thể niêm yết trên thị
trường chứng khoán và thị trường trái phiếu DN là
khó khăn, do đó, việc huy động vốn qua kênh này
chưa thực sự tạo điều kiện cho DN khởi nghiệp.
Chính sách tài chính đối với DN khởi nghiệp chỉ
là một cấu phần trong các chương trình hoặc chính
sách chung cho mọi thành phần kinh tế. Khâu tổ
chức thực hiện hiện nay, còn thiếu tính kịp thời;
Công tác tổng kết, đánh giá các cơ chế, chính sách
được ban hành chậm nên chưa có sự điều chỉnh kịp
thời để giải quyết những vướng mắc, khó khăn đặt
ra và hỗ trợ DN hiệu quả.
Giải pháp tài chính hỗ trợ
doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển
Để hiện thực chủ trương của Đảng tại Nghị
quyết số 10-NQ/TW ngày 03/6/2017 về phát triển
kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng
của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa chính sách cần tiếp tục được nghiên cứu sửa
đổi, bổ sung để tạo điều kiện cho DN khởi nghiệp
phát triển. Trong đó, giải pháp trọng tâm là cần
phát triển thị trường tài chính nhằm đa dạng hóa
kênh huy động vốn. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh
cải cách hành chính, cắt giảm điều kiện kinh doanh,
tạo thuận lợi cho DN khởi nghiệp cũng như hỗ trợ
cho hệ sinh thái khởi nghiệp. Cụ thể:
Thứ nhất,
nghiên cứu phát triển thêm các kênh
huy động vốn cho DN khởi nghiệp, chú trọng huy
động vốn thông qua thị trường chứng khoán với mô
hình thị trường chứng khoán cho DN nhỏ và vừa,
trong đó bao gồm cả DN khởi nghiệp.
Theo kinh nghiệm của một số nước và vùng
lãnh thổ như Hàn Quốc, Đài Loan, việc phát
triển sàn giao dịch chứng khoán dành cho khởi
nghiệp, giúp các DN huy động vốn trực tiếp từ
xã hội, tháo gỡ khó khăn về vốn phát triển sản
xuất kinh doanh. Mô hình sàn giao dịch chứng
khoán chuyên biệt cho DN khởi nghiệp (KONEX)
của Hàn Quốc được hiểu đơn giản là một chế độ
ưu đãi của Chính phủ đối với các công ty mới
khởi nghiệp, là một thị trường dành riêng cho DN
vừa và nhỏ với các điều kiện niêm yết tương đối
thông thoáng như chi phí niêm yết thấp, nghĩa vụ
công bố thông tin, tài chính... không quá khắt khe
và cơ chế thoái vốn dễ dàng hơn cho nhà đầu tư,
đã phần nào giảm bớt áp lực huy động tài chính,
thường là gánh nặng đối với các DN mới thành
lập. KONEX được hình thành từ năm 2013 với 21
DN khởi nghiệp niêm yết và tổng vốn thị trường
468 tỷ won. Ngày 23/5/2016, đã có 119 DN khởi
nghiệp niêm yết (gấp 6 lần) với tổng vốn 4.835
tỷ won (gấp 10 lần), tương đương khoảng 4,1 tỷ
USD. Đây là một trong những mô hình huy động
vốn thành công cho DN khởi nghiệp cần học hỏi.
Thứ hai,
cần thúc đẩy sự phát triển thị trường
trái phiếu DN thông qua: (i) Triển khai đề án tổ
chức giao dịch trái phiếu DN. Theo đó, cần hoàn
thiện phương án tổ chức thị trường trái phiếu DN
sớm đưa thị trường giao dịch trái phiếu DN vào
hoạt động; (ii) Rà soát lại điều kiện phát hành trái
phiếu DN riêng lẻ theo nguyên tắc gắn với công bố
thông tin công khai và thực hiện đăng ký, lưu ký
tập trung; (iii) Khuyến khích các công ty đưa trái
phiếu lên niêm yết; (iv) Xây dựng cổng thông tin
trái phiếu DN.
Thứ ba,
đây mạnh cải cách thủ tục hành chính,
hiên đai hoa trong lĩnh vực tài chính, trọng tâm
là lĩnh vực thuế, hải quan, kho bac nha nươc, góp
phần cải thiện môi trường kinh doanh, khuyên
khich khơi nghiêp; Nâng cao sức cạnh tranh cua
nên kinh tê thông qua việc tổ chức thực hiện các
Nghị quyết của Chính phủ về cải cách hành chính,
cải thiện môi trường kinh doanh, phát triển DN
theo hướng: mở rộng ứng dụng công nghệ thông
tin, hiện đại hóa phương thức quản lý, mở rộng
phạm vi hoàn thuế điện tử, hóa đơn điện tử và hệ
thống hải quan điện tử…
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ KH&CN, Đề án hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia
đến năm 2025
2. Đặng Bảo Hà, Cục Thông tin KH&CN Quốc Gia, “Xây dựng và phát triển hệ
sinh thái khởi nghiệp: vai trò của chính sách chính phủ”
3. Trần Lương Sơn, Chu Thái Hòa, Nhà nước và khởi nghiệp: Bài học kinh
nghiệm đối với Việt Nam
4. Lê Minh Hương, Viện CL&CSTC, “Chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp
khởi nghiệp”.
5. Lê Minh Hương, Viện CL&CSTC, “Sàn giao dịch chứng khoán cho doanh
nghiệp khởi nghiệp: Kinh nghiệm của Hàn Quốc và gợi ý cho Việt Nam”
6. Topica FI, Báo cáo thị trường khởi nghiệp Việt Nam 2015.
7. GEM (2016), 2015/16 Global Report
8.
-
nghiep-1114624.htm
9.
-
dich-chung-khoan-20160608092849695.htm.
Quy mô vốn/DN của Việt Nam đã có sự cải thiện
từ 5,8 tỷ đồng năm 2014 lên 10,2 tỷ đồng vào
năm2017. Tổng vốn đăng ký thành lậpmới năm
2017 là 1.295.911 tỷ đồng, tăng 45,4% so với
cùng kỳ năm 2016. Thực tế này cho thấy, mục
tiêu đạt 1 triệu DN vào năm 2020 là khả thi.
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16,17,18,19,20,21,22,23,...109
Powered by FlippingBook