TCTC (2018) so 4 ky 1 đầy đủ - page 50

TÀI CHÍNH -
Tháng 4/2018
49
nhiên, hiện tại trên thị trường TPCP chưa có khung
hợp đồng giao dịch chuẩn, nên han chê hoạt động giao
dịch của các thành viên trên thị trường thứ cấp TPCP.
Hệ thống nhà tạo lập thị trường đã được quy
định tại Nghị định số 01/2011/NĐ-CP, tuy nhiên
mới được triển khai trên thị trường sơ cấp. Trên thị
trường thứ cấp, thời gian qua đã thí điểm thực hiện
nghĩa vụ chào giá hai chiều của các thành viên đấu
thầu TPCP, nhưng hiệu quả còn hạn chế.
Những hạn chế, tồn tại trên, ngoài yếu tố khách
quan còn do khuôn khổ pháp lý hiện hành chưa quy
định về phát triển hệ thống nhà tạo lập TTTP với
đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ theo thông lệ quốc tế;
chưa có cơ chế hỗ trợ thanh khoản để các tổ chức này
phát huy vai trò tạo lập thị trường, đặc biệt là trên thị
trường thứ cấp như thông lệ quốc tế. Cơ chế giao dịch
trái phiếu, đặc biệt là giao dịch mua bán lại TPCP của
các NHTM, các tổ chức tài chính phi ngân hàng chưa
đầy đủ, chưa phản ánh đúng bản chất là giao dịch giấy
tờ có giá, nên ảnh hưởng đến thanh khoản của TTTP.
Cải cách cơ chế để thị trường phát triển
chuyên nghiệp, bền vững
Để khắc phục những hạn chế trên, Bộ Tài chính
đang hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định về phát
hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công
cụ nợ của Chính phủ thay thế Nghị định số 01/2011/
NĐ-CP, nhằmphát triển thị trường TPCP theo hướng
ổn định, cấu trúc hoàn chỉnh; mở rộng cơ sở nhà đầu
tư, tăng quy mô và chất lượng hoạt động; đảm bảo
là kênh huy động vốn an toàn, hiệu quả cho NSNN,
làm nền tảng cho sự phát triển của TTTP...
Tại dự thảo Nghị định, Bộ Tài chính đề xuất quy
định theo hướng giao dịch mua bán lại công cụ nợ
Chính phủ là giao dịch sản phẩm tài chính, được các
bên thỏa thuận và thực hiện trên cơ sở hợp đồng đa
ký kết. Để đảm bảo thuận tiện cho việc thực hiện,
dự thảo quy định các nội dung cơ bản của hợp đồng
giao dich mua bán lại công cụ nợ Chính phủ nhằm
áp dụng chung cho tất cả các thành viên thị trường,
qua đó giảm thời gian đàm phán, giảm thiểu rủi ro
cho các bên khi tham gia hợp đồng. Từ đó thúc đẩy
hoạt động giao dich công cụ nợ Chính phủ.
Tiếp nối quy định hiện hành về nhà tạo lập thị
trường, tại dự thảo Nghị định quy định cụ thể về tiêu
chuẩn, điều kiện, quyền lợi và nghĩa vụ của các nhà
tạo lập thị trường trên thị trường sơ cấp, thứ cấp TPCP
để làm cơ sở cho triển khai thực hiện. Nhà tạo lập thị
trường phải thực hiện nghĩa vụ cơ bản là chào giá với
cam kết chắc chắn trên thị trường thứ cấp như thông
lệ quốc tế. Khi thực hiện nghĩa vụ này nhưng không
có đủ công cụ nợ, nhà tạo lập thị trường thực hiện vay
trên thị trường. Trường hợp không vay được trên thị
trường, Bộ Tài chính (Kho bạc Nhà nước) sẽ thực hiện
nghiệp vụ hỗ trợ thông qua phát hành bổ sung công
cụ nợ và thực hiện giao dịch mua bán lại với nhà tạo
lập thị trường. Khối lượng phát hành bổ sung công cụ
nợ để hỗ trợ nhà tạo lập thị trường thuộc hạn mức vay
nợ hàng năm của Chính phủ. Quy định mới này tại dự
thảo sẽ tạo thuận lợi cho nhà tạo lập thị trường đóng
vai trò tạo thanh khoản trên thị trường sơ cấp và thứ
cấp TPCP theo thông lệ quốc tế.
Bên cạnh đó, để tiếp sức cho TTTP phát triển
chuyên nghiệp và lành mạnh hơn cần đa dạng hóa
sản phẩm giao dịch, triển khai các sản phẩm mới
như trái phiếu có lãi suất thả nổi, phái sinh trái
phiếu. Mặt khác, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống
chính sách nhằm mở rộng cơ sở nhà đầu tư, thu hút
vốn đầu tư nước ngoài thông qua thành lập các quỹ
như: hưu trí, đầu tư trái phiếu...
Trên thị trường thứ cấp, cần cải tiến mô hình tổ
chức thị trường và hệ thống giao dịch TPCP, trái phiếu
được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền
địa phương tại Sở giao dịch chứng khoán phù hợp với
tính chất giao dịch thỏa thuận, bảo đảm chế độ báo
cáo giao dịch kịp thời, chính xác để xây dựng đường
cong lãi suất chuẩn. Cần yêu cầu các nhà tạo lập thị
trường thực hiện nghĩa vụ chào giá hai chiều (giá mua,
giá bán) đối với các mã TPCP tiêu chuẩn nhằm tạo
thanh khoản; tăng cường trách nhiệm của thành viên
thị trường thứ cấp trong công tác báo cáo giao dịch...
Ngoài ra, để thị trường TPCP tiếp tục thu hút các
dòng vốn tốt hơn, cần triển khai nhiều giải pháp đồng
bộ, trong đó, chú trọng đến các giải pháp đa dạng hóa
sản phẩm theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế, cần có
các sản phẩm phái sinh trái phiếu để đáp ứng đa dạng
nhu cầu của nhà đầu tư trong và ngoài nước. Việc triển
khai sớm sản phẩm phái sinh trái phiếu là cần thiết, vì
không chỉ giúp nhà đầu tư có công cụ phòng ngừa rủi
ro, mà còn hỗ trợ họ bảo vệ hiệu quả các thành quả
đạt được trong quá trình đầu tư. Cùng với đó cần định
hình cơ chế phát hành, giao dịch thuận lợi, minh bạch
cả cho bên phát hành lẫn nhà đầu tư...
Tài liệu tham khảo:
1. Chính phủ, Nghị định số 01/2011/NĐ-CP về phát hành TPCP, trái phiếu được
Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương;
2. Chính phủ, Dự thảo Nghị định quy định về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêmyết
và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ thay thế Nghị định số 01/2011/NĐ-CP;
3. y ban Giám sát Tài chính quốc gia: Báo cáo tổng quan thị trường tài chính
Việt Nam năm 2017;
4. Phạm Thị Thanh Tâm, Triển vọng thị trường TPCP năm 2018- Tạp chí Tài
chính số 1+2/2018;
5. Các trang điện tử:
;
;
1...,40,41,42,43,44,45,46,47,48,49 51,52,53,54,55,56,57,58,59,60,...109
Powered by FlippingBook