TCTC (2018) so 4 ky 1 đầy đủ - page 59

58
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
thông dụng nhất trên thị trường tài chính. Phương
pháp này đòi hỏi người sử dụng phải có hiểu biết
về ngành nghề kinh doanh của công ty đang được
đánh giá, hiểu về cấu trúc sở hữu và các kỹ thuật
đánh giá các khoản dồn tích kết hợp với các mô
hình định lượng. Từ đó, người sử dụng có thể phát
hiện ra các sai lệch cụ thể trên một BCTC.
Khi áp dụng dụng mô hình trên, vấn đề của
Công ty cổ phần Gỗ Trường Thành được nhận
diện là không phải nằm ở hàng tồn kho như công
bố của công ty, mà là gần 10 năm công ty đã đẩy
khống doanh thu lên nhiều lần, sau đó “chế biến”
thành hàng tồn kho có giá trị lên đến 2.200 tỷ đồng.
Khi sự việc bị vỡ lở, không phải 1.000 tỷ đồng
hàng tồn kho biến mất, mà vấn đề nằm ở chỗ tồn
tại doanh thu khống suốt gần 10 năm. Sau vụ việc
này nhiều DN khác cũng bị phát hiện có dấu hiệu
thao túng BCTC. Hiện tượng trên có nhiều nguyên
nhân nhưng có lý do là DN Việt Nam đã nhanh
chóng du nhập chiêu thức này từ DN nước ngoài.
Hệ quả của việc DN “nhào nặn” số liệu trên
BCTC còn biểu hiện qua tình trạng số liệu trên
BCTC trước kiểm toán của không ít DN niêm
yết khác xa so với sau kiểm toán, thậm chí có
DN chuyển từ lãi trước kiểm toán BCTC sang lỗ.
Nguyên nhân của tình trạng này là do năng lực
lập BCTC của DN còn hạn chế. Đội ngũ kế toán
ở nhiều công ty, trong đó có DN niêm yết chưa
mạnh. Mặt khác, hệ thống chuẩn mực kế toán và
chế độ kế toán của Việt Nam còn khiếm khuyết
so với thông lệ và chuẩn mực quốc tế (còn thiếu
nhiều chuẩn mực tế toán). Vì thế chế độ kế toán
của Việt Nam không bao phủ hết các tình huống
trên thị trường với nhiều ngành nghề đa dạng.
Điều này khiến cho đội ngũ kế toán khó xử lý
trong thực tế.
Ngoài nguyên nhân khách quan trên, còn
nguyên nhân chủ quan của tình trạng số liệu tài
chính trước và sau kiểm toán chênh lệch lớn là
có lý do từ ý đồ can thiệp vào BCTC của DN vì
mục đích khác nhau. DN muốn họ can thiệp vào
BCTC để “làm đẹp” hồ sơ phát hành trái phiếu,
cổ phiếu, vay vốn, chứng minh năng lực tài chính
với đối tác, khách hàng… Đó là chưa kể, theo quy
định của pháp luật chứng khoán hiện hành, nếu
DN bị lỗ trong 3 năm liên tiếp thì sẽ bị buộc hủy
niêm yết, nên không loại trừ khả năng DN tìm
cách “làm đẹp” số liệu tài chính, để không bị rơi
vào thua lỗ triền miên dẫn đến bị buộc phải rời
sàn niêm yết.
Câu hỏi đặt ra là khi sai lệch số liệu trên BCTC
kiểm toán xảy ra, thì đâu là lỗi của DN niêm yết,
đâu là trách nhiệm của công ty kiểm toán? Theo các
chuyên gia chứng khoán, cần rõ ràng trong việc lập
BCTC là trách nhiệm của DN. Trách nhiệm của kiểm
toán là đưa ra ý kiến về BCTC dựa trên kết quả kiểm
toán. Cho nên kiểm toán chỉ có trách nhiệm với phần
ý kiến của họ trên BCTC của DN. Tuy nhiên, chất
lượng BCTC đã được kiểm toán nhưng vẫn kém,
thì có thể do 2 nguyên nhân. Đầu tiên là chính bản
thân DN đã chủ đích, có ý đồ “xào nấu” số liệu, để
làm đẹp BCTC. Ở đây kiểm toán chịu rủi ro. Vấn đề
thứ hai là bản thân kiểm toán đưa ra ý kiến dựa trên
chuẩn mực kiểm toán, trong khi chuẩn mực này đưa
ra một khung nhiều khi kiểm toán được linh hoạt
trong khung đó.
Các DN niêm yết và công ty kiểm toán phần lớn
tuân thủ các chuẩn mực, tính minh bạch, đạo đức
nghề nghiệp, nhưng không loại trừ trường hợp cố
tình sai phạm. Trên thực tế nhiều trường hợp đã bị
y ban Chứng khoán Nhà nước xử lý. Khi DN thao
túng BCTC, vấn đề đặt ra liên quan đến tính chính
trực của DN, năng lực của kiểm toán. Nếu kiểm
toán không đủ năng lực, nhất là với những trường
hợp DN có hàng tồn kho lớn, cần đội ngũ kiểm toán
lớn tham gia chứng kiến kiểm kê, hoặc có thể làm
được nhưng phải đối mặt với mâu thuẫn là giá phí
kiểm toán bị khống chế.
Hệ lụy của tình trạng thao túng báo cáo tài chính
Tình trạng thao túng BCTC đang diễn ra đáng
quan ngại và gây nên nhiều hệ lụy như: tạo ra trào
lưu gian lận làm ảnh hưởng đến niềm tin của nhà
đầu tư. Có 2 nhóm nhà đầu tư bị ảnh hưởng lớn là
nhà đầu tư nhỏ lẻ và nhà đầu tư nước ngoài. Với
nhà đầu tư nhỏ lẻ, xét về thực chất chỉ có quyền
mua và bán cổ phiếu, hoạt động chất vấn tại Đại hội
đồng cổ đông không đáng kể. Còn với nhà đầu tư
nước ngoài, do bị rào cản ngôn ngữ, các quy định
pháp lý nên việc thao túng BCTC ảnh hưởng đến
quyền lợi của họ ngay. Có trường hợp nhà đầu tư
“cháy” tài khoản vì DN công bố thông tin gian lận
dẫn đến giá cổ phiếu sập sàn nhiều phiên, nhưng
nhà đầu tư không bán được.
Nguyên nhân chủ quan của tình trạng số liệu tài
chính trước và sau kiểm toán chênh lệch lớn là
có lý do từ ý đồ can thiệp vào báo cáo tài chính
của DN vì mục đích khác nhau. DNmuốn họ can
thiệp vào báo cáo tài chính để “làm đẹp” hồ sơ
phát hành trái phiếu, cổ phiếu, vay vốn, chứng
minhnăng lực tài chínhvới đối tác, kháchhàng…
1...,49,50,51,52,53,54,55,56,57,58 60,61,62,63,64,65,66,67,68,69,...109
Powered by FlippingBook