TCTC (2018) so 4 ky 1 đầy đủ - page 8

TÀI CHÍNH -
Tháng 4/2018
7
pháp hỗ trợ thuộc 09 nhóm chính. Về phạm vi, có
những nội dung chỉ đề cập trong Đề án “Hỗ trợ
hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc
gia đến 2025” do là vấn đề thuộc phạm vi thẩm
quyền của trung ương (ví dụ các vấn đề về ưu đãi
thuế), có những vấn đề về chi tiết mang tính thủ
tục, thường chỉ nêu trong chính sách của các địa
phương (ví dụ cải cách hành chính, tư vấn hỗ trợ
về thủ tục). Về nội dung, các nhóm hỗ trợ được đề
cập trong Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp
đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” cũng
như ở các địa phương tương tự với các biện pháp
hỗ trợ DN khởi nghiệp mà nhiều nước đang áp
dụng, bao gồm cả các nước được đánh giá là có hệ
sinh thái hiệu quả cho DN khởi nghiệp như: Ấn
Độ, Malaysia, Singapore, Hàn Quốc.
Về tính khả thi và hiệu quả hoạt động hỗ trợ:
Về cơ
bản, hệ thống quy định và chính sách hỗ trợ hoạt
động khởi nghiệp đang dần được hoàn thiện, tuy
nhiên tính khả thi của các quy định và chính sách
này còn rất hạn chế. Cụ thể:
- Về định mức hỗ trợ cho các DN khởi nghiệp
sáng tạo đã được quy định khá rõ trong các nghị
định, tuy nhiên hai vấn đề ảnh hưởng tới tính khả
thi của các chính sách hỗ trợ tài chính, đầu tư là:
Tiêu chí lựa chọn và sự phối hợp của các cơ quan
nhà nước vẫn còn rất hạn chế.
- Mặc dù Cổng thông tin quốc gia về khởi nghiệp
đã chính thức ra đời nhưng các nội dung, thông tin
và tính liên kết đến các cổng thông tin liên quan
còn hạn chế. Vẫn thiếu các thông tin liên quan để
kết nối các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp và các nhà
khởi nghiệp. Một số hoạt động như TechFest 2017
đã được triển khai và đạt được một số kết quả nhất
định, tuy nhiên các hỗ trợ thực chất cho DN khởi
nghiệp còn ít, vì hạn chế về kinh phí.
- Hướng dẫn cụ thể về hỗ trợ kinh phí cho hoạt
động khởi nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước
chưa được ban hành, vì vậy các hoạt động hỗ trợ
khởi nghiệp từ các quỹ có nguồn gốc ngân sách gần
như chưa thể triển khai.
- Các bộ, ban, ngành, tổ chức liên quan được giao
nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch hỗ trợ khởi nghiệp
đổi mới sáng tạo hàng năm và 5 năm trên cơ sở Đề
án cũng chưa cụ thể về hoạt động triển khai.
- Ở cấp địa phương, việc triển khai trên thực tế
mới ở bước đầu, chưa thể đánh giá được kết quả.
Đó là chưa kể tới, một số địa phương kế hoạch triển
khai khá sơ sài, nhắc lại các hoạt động của Đề án là
chủ yếu, không có biện pháp cụ thể. Ở cả hai cấp
trung ương và địa phương, việc thực thi các văn bản
chính sách không có giá trị bắt buộc từ góc độ pháp
luật như thế này thường sẽ phụ thuộc vào quyết
tâm của đơn vị chủ trì và sự tích cực, chủ động,
nhiệt tình và năng lực của các đơn vị thừa hành.
Kinh nghiệm từ nhiều Đề án khác cho thấy, hiệu
quả thực tế của các chính sách này rất khác biệt ở
các địa phương khác nhau.
Nhìn chung, quy định, chính sách hỗ trợ khởi
nghiệp và việc triển khai các quy định, chính sách
này hiện đang có những bất cập, hạn chế sau:
-
Các quy định và chính sách hiện nay còn thiếu,
chưa đồng bộ và còn những mâu thuẫn; Thiếu các
quy định liên quan đến khung pháp lý cho hoạt
động của các tổ chức hỗ trợ tài chính cho hoạt động
khởi nghiệp, đó là quỹ đầu tư mạo hiểm và đầu tư
“thiên thần”.
-
Về cơ bản, các cơ quan nhà nước có liên quan
chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của thực tiễn
hoạt động khởi nghiệp, nhất là về nhận thức, kỹ
năng của cán bộ, khả năng đánh giá, giám sát.
-
Hoạt động trợ giúp đối với DNNVV nói chung,
DN khởi nghiệp sáng tạo nói riêng vẫn chưa phát
huy được tác dụng, còn chồng chéo và phân tán,
chưa có trọng tâm, trọng điểm. Tỷ lệ tiếp cận nguồn
vốn tín dụng thấp, quỹ bảo lãnh tín dụng cho
DNNVV hoạt động kém hiệu quả.
-
Hỗ trợ từ phía cơ quan nhà nước cho khởi
nghiệp còn hạn chế và dàn trải, chồng chéo, kém
hiệu quả. Trong khi đó, thực tế cho thấy, phần lớn
các hoạt động hỗ trợ từ khu vực tư nhân đem lại
hiệu quả tốt đối với cả hai phía là người hỗ trợ và
DN khởi nghiệp mặc dù khung pháp luật cho hoạt
động này vẫn còn thiếu và nhiều bất cập.
-
Một số hạn chế từ phía các DN khởi nghiệp
cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng được tiếp
nhận các hỗ trợ, ví dụ như kỹ năng quản trị, điều
hành kinh doanh, xúc tiến, quảng bá phát triển. Bên
cạnh đó, cơ sở hạ tầng kém phát triển, thủ tục hành
chính rườm rà cũng là những rào cản cho sự phát
triển của hoạt động khởi nghiệp.
Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại, hạn chế
trong ban hành cơ chế, chính sách và quá trình triển
khai thực hiện hỗ trợ đối với hoạt động khởi nghiệp
bao gồm:
- Năng lực của các cơ quan soạn thảo, tư vấn
các quy định và chính sách còn hạn chế dẫn đến
nhiều văn bản pháp luật và chính sách được ban
hành thiếu tính khoa học, chưa đáp ứng yêu cầu
về chất lượng và thiếu tính khả thi (chưa tạo điều
kiện để lựa chọn đúng đối tượng hỗ trợ như mục
tiêu đề ra).
- Thiếu sự tham gia của các bên liên quan trong
quá trình dự thảo, xây dựng quy định và chính sách,
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16,17,18,...109
Powered by FlippingBook