TCTC (2018) so 4 ky 1 đầy đủ - page 85

84
KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
đó đáp ứng được đòi hỏi thực tế hiện nay.
Có thể nói, CNTT đã thay đổi và tác động rất
nhiều đến công tác tổ chức kế toán nói chung và
chất lượng thông tin kế toán nói riêng. CNTT đã
làm thay đổi toàn diện lĩnh vực kế toán, thể hiện
rõ nhất ở phương thức xử lý dữ liệu và cung cấp
thông tin kế toán có những bước nhảy vọt so với
quy trình xử lý kế toán thủ công trước đây... Theo
Chúc Anh Tú (2015), khác với kế toán thủ công,
thông tin kế toán trong điều kiện ứng dụng CNTT
có những đặc thù nhất định trong toàn bộ quy
trình xử lý thông tin. Theo đó, đối với khâu thu
thập, thu nhận thông tin thì kế toán chỉ cần phải
ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh
vào các phần mềm kế toán thông qua các thao tác
với giao diện nhập liệu phù hợp để làm cơ sở cho
phần mềm thực hiện xử lý ở những khâu tiếp
theo. Trong khi đó, đối với khâu xử lý thông tin
kế toán, chỉ cần thực hiện các thao tác nhất định
như tính giá trị tài sản, các nghiệp vụ cuối kỳ sẽ
được kết quả là các sổ kế toán và các báo cáo kế
toán liên quan…
Ngoài ra, trong môi trường ứng dụng CNTT,
chất lượng thông tin kế toán ngoài việc đề cập đến
các vấn đề chung, còn chú trọng tới các khía cạnh
liên quan như vấn đề về tin cậy của thông tin hay
vấn đề gian lận thông tin, an toàn thông tin, sẵn
sàng của thông tin. Theo Nguyễn Bích Liên (2012),
ngoài các tiêu chuẩn đảm bảo nội dung thông tin
chính xác, đầy đủ thì tiêu chuẩn chất lượng thông
tin còn tập trung chủ yếu vào các tiêu chuẩn đảm
bảo sự an toàn, bảo mật và sẵn sàng sử dụng của
thông tin đối với người sử dụng. Đây là vấn đề
gây ra không ít lo ngại cho nhà quản trị DN trong
cuộc cách mạng CNTT, khi mà an toàn và bảo mật
thông tin luôn là thách thức lớn, gây ra nhiều rủi
ro cho DN.
Nâng cao chất lượng
thông tin kế toán thời kỳ công nghệ số
Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng cộng
với sự phát triển nhanh của CNTT và cuộc Cách
mạng công nghiệp 4.0 đặt ra, đòi hỏi việc nâng cao
chất lượng thông tin kế toán trong hoạt động của
DN, cụ thể cần chú ý một số nội dung sau:
Về phía cơ quan quản lý
Một là,
tiếp tục hoàn thiện và hướng dẫn chi tiết
thực hiện chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán
và kiểm toán. Cơ quan quản lý cần hướng dẫn chi
tiết về những quy định trong chuẩn mực đạo đức
nghề nghiệp kế toán, kiểm toán. Hệ thống chuẩn
mực kế toán và chuẩn đạo đức nghề nghiệp kế
toán, kiểm toán cần tiếp tục hoàn thiện để phù hợp
với thông lệ quốc tế.
Hai là,
tiếp tục mở rộng hợp tác với các tổ chức
Bảng 1: Đối tư ng quan tâm đến thông tin kế toán
STT Đối tượng
Cụ thể
1 Nhà quản trị
Cả thông tin kế toán tài chính lẫn kế toán quản trị đều có ý nghĩa quan trọng đối với nhà quản trị DN trong
việc đưa ra quyết định chiến lược đầu tư, kinh doanh phù hợp. Những thông tin kế toán cũng giúp đánh giá
việc thực hiện mục tiêu và có kế hoạch điều chỉnh để hoạt động kinh doanh của DN đạt hiệu quả cao hơn.
2 Chủ sở hữu
Với những đồng vốn bỏ ra, chủ sở hữu sẽ quan tâm đến khả năng sinh lời, lợi nhuận từ vốn kinh doanh, do đó,
từ các thông tin kế toán tài chính và quản trị họ có thể đưa ra các quyết định chính xác và có lợi nhất. Ngoài ra,
thông qua việc xem xét thông tin trên báo cáo kế toán, các chủ sở hữu có thể đánh giá năng lực trách nhiệm
của các bộ phận quản lý ở DN để quyết định đúng đắn về nhân sự…
3
Cổ đông và
nhà đầu
tư nhỏ lẻ
Các cổ đông lớn hay nhà đầu tư nhỏ lẻ luôn đặt câu hỏi: Đầu tư vào nơi nào có tỷ lệ hoàn vốn cao nhất và
thời gian ngắn nhất, có tiềm năng tăng trưởng tốt nhất? Do vậy, trước khi ra các quyết định đầu tư, họ cần
rất nhiều thông tin về tình hình tài chính của DN để nghiên cứu, phân tích trước khi quyết định bỏ vốn vào
DN nào đó.
4 Các tổ chức
cho vay
Trước khi đưa ra quyết định có cho vay vốn, các tổ chức tín dụng luôn đặt ra câu hỏi về khả năng thanh toán,
trả nợ của DN; về triển vọng, khả năng sinh lợi của dự án mà DN thực hiện… Thông qua các BCTC đã được
kiểm toán, bảng cân đối kế toán, các tổ chức tín dụng dựa vào đó để phân tích các yêu cầu trên trước khi
đưa ra cho vay.
5
Các nhà cung
cấp hàng
hóa dịch vụ
Trước khi cung cấp hàng hóa, thông qua các thông tin kế toán, các đối tác cung cấp dịch vụ luôn muốn tìm
hiểu về tiềm lực của đối tác, thông qua các tiêu chí như: khả năng tiêu thụ, khả năng thanh toán công nợ
của DN.
6
Cơ quan
quản lý
Các cơ quan quản lý cần số liệu kế toán của các đơn vị, các DN để tổng hợp cho ngành, địa phương và trên
cơ sở đó phân tích, đánh giá, nhằm định ra các chính sách kinh tế thích hợp, để thúc đẩy sản xuất kinh doanh
và điều hành kinh tế vĩ mô. Cơ quan thuế, cần dựa vào tài liệu do kế toán cung cấp để xác định các đơn vị hay
các DN đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước hay chưa.
Nguồn: Tác giả tổng hợp
1...,75,76,77,78,79,80,81,82,83,84 86,87,88,89,90,91,92,93,94,95,...109
Powered by FlippingBook