TCTC (2018) so 4 ky 1 đầy đủ - page 87

86
làm của các DN nhỏ. Sự chú trọng vào chính sách
khởi nghiệp do đó cũng tăng lên thông qua các
nghiên cứu về vai trò của các DN mới thành lập
trong việc đổi mới và xây dựng một nền kinh tế
năng động. Các DN mới thành lập và một số nhỏ
các DN đang phát triển nhanh chóng góp phần
tạo ra một tỷ lệ đáng kể các công việc mới. Chính
những kết quả nghiên cứu này đã kéo theo các
chính sách định hướng hỗ trợ khởi nghiệp được
chú trọng trong vài thập kỷ gần đây ở hầu hết các
quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Từ Đại hội Đảng lần thứ VII, Đảng ta đã dành
sự quan tâm đến sự phát triển kinh tế tư nhân,
đồng thời có nhiều chủ trương và ban hành nhiều
chính sách để phát triển lĩnh vực này, nhất là các
DN nhỏ và vừa (DNNVV). Thực hiện chủ trương
của Đảng, Chính phủ đã ban hành nhiều chính
sách cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều
kiện thuận lợi phát triển DNNVV. Mặc dù có nhiều
chính sách được ban hành, song các cơ chế, chính
sách hỗ trợ khu vực DNNVV, DN khởi nghiệp vẫn
còn mang tính chung chung, các chính sách tài
chính còn lồng ghép, chưa cụ thể, còn thiếu tính
đồng bộ và hệ thống, vẫn còn tồn tại sự xung đột.
Do đó, các DN và các doanh nhân khởi nghiệp vẫn
chưa tiếp cận được với các chính sách hỗ trợ của
Nhà nước một cách rộng rãi.
Để các chính sách được triển khai hiệu quả,
việc nghiên cứu kinh nghiệm, khái quát các chính
sách tài chính hỗ trợ khởi nghiệp mà các quốc
gia trên thế giới là rất cần thiết, nhằm rút ra một
số bài học kinh nghiệm về hoạch định các chính
sách tài chính hỗ trợ khởi nghiệp ở Việt Nam,
C
ác quốc gia bắt đầu quan tâm đến doanh
nghiệp (DN) khởi nghiệp kể từ sau nghiên
cứu đột phá của Birch (1979). Birch phát
hiện ra rằng, hơn 80% việc làm mới được tạo ra ở
các DN nhỏ hơn là các công ty lớn của Mỹ và thực
tế, các DN nhỏ chính là động lực tăng trưởng của
nền kinh tế Mỹ.
Nhiều nghiên cứu được thực hiện tại các quốc
gia khác cũng chứng minh vai trò tạo ra nhiều việc
CHÍNH SÁCHTÀI CHÍNHHỖTRỢ KHỞI NGHIỆP:
KINHNGHIỆMQUỐC TẾ VÀ BÀI H C VỚI VIỆT NAM
PGS.,TS. Phạm Hữu Hồng Thái, ThS. Hồ Thị Lam
- Đại học Tài chính Marketing *
Chính sách khởi nghiệp là một trong những vấn đề nổi lên hiện nay trong chính sách phát triển kinh
tế ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Nhiều quốc gia đã tăng cường sức mạnh kinh tế với việc xây
dựng các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp nhằm phát huy tiềmnăng giúp các doanh
nghiệp này đóng góp tích cực vào tăng trưởng và phát triển kinh tế quốc gia. Trong các chính sách
thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp, chính sách tài chính hỗ trợ cho doanh nghiệp khởi nghiệp luôn
có ý ngh a quan trọng và quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp. Từ kinh nghiệm của một
số nước sẽ gợi mở cho Việt Nam về những chính sách tài chính hỗ trợ cho doanh nghiệp khởi nghiệp.
Từ khóa: Chính phủ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, khởi nghiệp, chính sách, doanh nghiệp, công nghệ mới nổi, quỹ đầu tư sáng tạo
Startup policy is one of the most concerns in
economic development policy of the countries.
It is undeniable that many countries enhance
their economic power by evidence of high
level of business startups and by making
positive support policies for these enterprises
to help them promote maximum potential
and to contribute greatly to the economic
development. Among the support policies for
business startups, financial policy is one of
the most important content. By evaluating
international experience in financial policy
for business startups, the author attempts to
recommends solutions to Vietnam.
Keywords: The Government, SMEs, startups, policy, enterprises,
emerging technology, creative investment foundation
Ngày nhận bài: 15/3/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 30/3/2018
Ngày duyệt đăng: 6/4/2018
*Email:
KINH TẾ QUỐC TẾ
1...,77,78,79,80,81,82,83,84,85,86 88,89,90,91,92,93,94,95,96,97,...109
Powered by FlippingBook