TCTC (2018) so 4 ky 1 đầy đủ - page 98

TÀI CHÍNH -
Tháng 4/2018
97
nhân loại để thực hiện chiến lược đi tắt đón đầu về
công nghệ nhất là công nghệ thông tin, công nghệ sinh
học, công nghệ số... để nâng cao hiệu quả của sản xuất
và quản lý nông nghiệp cả ở tầm vĩ mô và vi mô. Ví
dụ, ứng dụng công nghệ cao trong canh tác cây trồng.
Với việc áp dụng công nghệ cao, mỗi ha trồng cà chua
cho thu hoạch khoảng 250-300 tấn/năm, trong khi với
cách sản xuất truyền thống của nước ta thì năng suất
chỉ đạt khoảng 20-30 tấn/ha/năm. Tương tự, 1 ha trồng
hoa hồng ở nước ta chỉ cho thu hoạch khoảng 1 triệu
cành với doanh thu từ 50-70 triệu đồng/ha/năm, thì ở
Israel khi áp dụng thành tựu công nghệ mới đã đạt
con số tương ứng là 15 triệu cành, chất lượng đồng
đều và với doanh thu cao.
Thứ hai,
Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo điều kiện
để Việt Nam sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn
tài nguyên trong nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát
triển bền vững. Trong thời gian qua, việc khai thác
và sử dụng các nguồn tài nguyên trong nông nghiệp
(nhất là tài nguyên đất và tài nguyên nước) ở nước
ta còn lãng phí, kém hiệu quả. Dù là một quốc gia
có mạng lưới sông ngòi dày đặc nhưng Việt Nam
lại thuộc nhóm nước “thiếu nước” do lượng nước
mặt bình quân đầu người mỗi năm chỉ đạt 3.840
m3, thấp hơn chỉ tiêu 4.000 m3/người của Hội Tài
nguyên Nước quốc tế.
Theo thống kê của Viện Sức khỏe nghề nghiệp
và môi trường (Bộ Y tế), Việt Nam hiện có trên 17,2
triệu người đang sử dụng nguồn nước sinh hoạt từ
giếng khoan, chưa được kiểm nghiệm hay qua xử lý.
Hiện nay, nước ngầm nhiều nơi ở Việt Nam đang
bị ô nhiễm và thiếu do bị khai thác quá mức. Trên
cơ sở những thành tựu của cuộc Cách mạng công
nghiệp 4.0, nếu khai thác và áp dụng vào sản xuất thì
chẳng những hiệu quả của việc khai thác và sử dụng
Cơ hội và thách thức đối với nông nghiệpViệt Nam
Ngành Nông nghiệp trong kỷ nguyên của cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0 có đặc điểm là sản xuất
thông minh dựa trên các thành tựu đột phá trong công
nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nano.
Đây là cuộc cách mạng về phương thức sản xuất từ
truyền thống sang hiện đại mà thực chất là thay đổi
phương thức quản lý nông nghiệp. Tuy nhiên, cùng
với đó, thách thức đặt ra cũng không ít đối với lĩnh
vực nông nghiệp về nhân lực, nguồn vốn, công nghệ,
thị trường...
Những cơ hội
Thứ nhất
, trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0,
Việt Nam là nước đi sau, nên có điều kiện tiếp thu và
ứng dụng những tiến bộ, thành tựu công nghệ của
CUỘC CÁCHMẠNG CÔNGNGHIỆP LẦNTHỨTƯ
và PHÁT TRIỂNkinhtế NÔNGNGHIỆP ỞVIỆT NAM
ThS. Lê Xuân Diệu
- Học viện Chính trị (Bộ Quốc phòng)*
Cáchmạng công nghiệp lần thứ tư tác động mạnhmẽ đến nhiều l nh vực đời sống xã hội. Trong đó,
l nh vực nông nghiệp, nông thôn, nhất là nông nghiệp công nghệ cao chịu tác động không nhỏ. Việc
đề xuất một số giải pháp phát triển nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ quan trọng nhằm thích
ứng một phần với cuộc Cáchmạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra hiện nay.
Từ khóa: Cách mạng công nghiệp, nông nghiệp, kinh tế nông nghiệp, nông thôn
The Industrial Revolution 4.0 has hit all
the aspects of life including agriculture and
especially hitech agriculture in Vietnam.
Therefore, the recommendation of solutions
to develop agriculture is an important
content to adjust to new context of the
present revolution.
Keywords: Industrial Revolution, agriculture, agriculture
economics, rural area
Ngày nhận bài: 13/3/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 28/3/2018
Ngày duyệt đăng: 6/4/2018
*Email:
1...,88,89,90,91,92,93,94,95,96,97 99,100,101,102,103,104,105,106,107,108,...109
Powered by FlippingBook