TCTC (2018) so 4 ky 1 đầy đủ - page 99

98
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
các nguồn tài nguyên nông nghiệp sẽ được nâng lên
mà còn có thể phục hồi, tái tạo lại những nguồn tài
nguyên nông nghiệp đã bị tàn phá hướng đến phát
triển bền vững.
Thứ ba,
Cách mạng công nghiệp 4.0 mở ra cơ hội
lớn trong việc hình thành và phát triển các mô hình,
các khu, vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao với
chi phí ban đầu ngày càng giảm. Đặc biệt, các mô hình
nông nghiệp thông minh quy mô hộ gia đình (nông
nghiệp mini) với chi phí đầu tư ban đầu không lớn
(khoảng vài chục triệu đồng) đã và đang phát triển
mạnh ở nhiều thành phố, thậm chí cả ở nông thôn
nước ta. Hiện nay, không khó để bắt gặp những nông
dân ứng dụng thiết bị cảm biến nhằm số hóa các yếu
tố như nước, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, độ ẩm,
ánh sáng và chuyển nó vào các thiết bị kết nối intenet
như: Máy tính, điện thoại để thực hiện quản lý, điều
hành sản xuất nông nghiệp trong trang trại của mình
theo đúng ý định.
Thứ tư,
năng lượng tái sinh, năng lượng sinh học,
năng lượng mặt trời ngày càng khai thác hiệu quả.
Theo Hiệp hội Điện lực Việt Nam, Việt Nam có nguồn
năng lượng mặt trời dồi dào, có thể sản xuất được
lượng điện năng khoảng 60-100 tỷ kWh/năm theo công
nghệ nhiệt điện ngưng hơi và khoảng 1,2 tỷ kWh/năm
theo công nghệ pin quang điện. Nếu thực hiện tốt, sẽ
giảm tải được áp lực về môi trường và sự phụ thuộc
vào thủy điện, nhiệt điện, dầu khí và điện hạt nhân để
phát triển nông nghiệp.
Thứ năm,
kỷ nguyên số với các công nghệ mới, cho
phép người nông dân được tham gia rộng rãi hơn vào
các hoạt động hoạch định chính sách nông nghiệp;
đồng thời, các cơ quan hữu quan có thể dựa trên hạ
tầng công nghệ số để tối ưu việc số hóa quy hoạch,
giám sát và điều hành xã hội nói chung và phát triển
nông nghiệp nói riêng một cách chặt chẽ, chính xác,
hiện đại và thông minh.
Những thách thức
Thứ nhất,
dư thừa lao động ở nông thôn. Cách
mạng công nghiệp 4.0 đã và đang mang lại rủi ro rất
lớn cho những ngành sử dụng nhiều lao động, nhất
là lao động giản đơn. Mỗi khi áp dụng một công
nghệ tiên tiến vào sản xuất cũng đồng nghĩa với việc
một lượng lớn lao động giản đơn trong nông nghiệp
bị đào thải. Trong khi đó, hiện nay Việt Nam có hơn
40% lao động đang làm trong lĩnh vực nông nghiệp,
hơn 60% dân cư sống tại các vùng nông thôn nên
việc áp dụng những thành tựu công nghệ của cuộc
cách mạng này sẽ càng làm gia tăng áp lực cho vấn
đề giải quyết việc làm ở khu vực nông nghiệp, nông
thôn vốn đã rất phức tạp. Đặc biệt, khi tự động hóa,
robot thông minh nhân tạo sẽ thay thế con người ở
một số công đoạn hoặc toàn bộ quy trình sản xuất,
khi đó, tình trạng thất nghiệp ở nông thôn ngày
càng gia tăng.
Thứ hai
, nông nghiệp Việt Nam hiện nay chủ yếu
phát triển theo số lượng, dựa vào sự thâm dụng tài
nguyên thiên nhiên và lao động giản đơn với chi phí
vật tư quá cao. Trong điều kiện tài nguyên ngày càng
hạn chế (bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu
người ở nước ta chỉ bằng 8,7% so trung bình của thế
giới), trình độ của lao động nông nghiệp thấp, và hạ
tầng cơ sở trong nông nghiệp kém phát triển, việc xác
định đúng mô hình phát triển nông nghiệp ở cả hiện
tại và tương lai là vấn đề rất khó.
Thứ ba,
thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển
nông nghiệp khó khăn, chất lượng nguồn nhân lực
hạn chế. Nông nghiệp là ngành có nhiều rủi ro, đầu tư
lớn, thu hồi vốn chậm, thị trường tiêu thụ gặp nhiều
trở ngại, từ đó dẫn đến đầu tư vào phát triển nông
nghiệp hạn chế. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực chất
lượng cao phục vụ cho nông nghiệp thông minh lại
không nhiều, trong khi thị trường công nghệ đang
diễn ra cạnh tranh gay gắt, các nước có nền nông
nghiệp hiện đại và mới nổi đều tìm cách thu hút, hợp
tác đầu tư, chuyển giao công nghệ, nhanh chóng ứng
dụng vào nông nghiệp.
Thứ tư
, vấn đề đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp.
Thực tế cho thấy, các sản phẩm nông nghiệp công
nghệ cao ở Việt Nam đang phải cạnh tranh khốc liệt
với các sản phẩmnông nghiệp cùng loại được sản xuất
theo phương pháp truyền thống. Đây là nguyên nhân
làm giảm động lực của các doanh nghiệp và các nhà
đầu tư vào lĩnh vực này. Cách mạng công nghiệp 4.0
còn giúp các nước phát triển có thể tự sản xuất lương
thực, thực phẩm với diện tích đất chỉ bằng 1/100 thậm
chí 1/1000 ở các nước đang phát triển mà năng suất
cây trồng, vật nuôi lại cao hơn nhiều lần. Bên cạnh đó,
thị trường nông sản thế giới đã “khó tính” hơn dẫn
đến việc tìm kiếm đối tác, thị trường xuất khẩu sản
phẩm nông nghiệp Việt Nam gặp không ít khó khăn.
Thứ năm,
phân hóa giàu nghèo ở nông thôn ngày
càng gia tăng. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê,
Cách mạng công nghiệp 4.0 mở ra cơ hội lớn
trong việc hình thành và phát triển các mô hình,
các khu, vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ
cao với chi phí ban đầu ngày càng giảm. Các mô
hình nông nghiệp thông minh quy mô hộ gia
đình (nông nghiệp mini) với chi phí đầu tư ban
đầu không lớn (khoảng vài chục triệu đồng) đã
và đang phát triển mạnh ở nhiều thành phố
1...,89,90,91,92,93,94,95,96,97,98 100,101,102,103,104,105,106,107,108,...109
Powered by FlippingBook