k1 t5 - page 10

12
tài chính đối với giáo dục đại học
Các trường đại học tự chủ phải xây dựng, thực hiện
các chính sách cấp học bổng đối với sinh viên xuất
sắc, sinh viên giỏi, sinh viên là đối tượng chính sách;
miễn giảm học phí cho sinh viên nghèo, sinh viên là
đối tượng chính sách và hỗ trợ phần chênh lệch giữa
mức hỗ trợ của Nhà nước với mức học phí của nhà
trường; sử dụng toàn bộ tiền lãi của khoản học phí
và các khoản thu sự nghiệp khác gửi ngân hàng để
lập các quỹ hỗ trợ sinh viên.
Tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách, ngày
14/2/2015, Chính phủ ban hành Nghị định 16/2015/
NĐ-CP về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp
công lập thay thế Nghị định 43/2006/NĐ-CP, nhằm
khuyến khích và tạo điều kiện cho tất cả các trường
ĐHCL có đủ điều kiện, cam kết tự đảm bảo kinh
phí hoạt động chi thường xuyên và chi đầu tư được
thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm toàn diện về
nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học, tổ chức bộ
máy, nhân sự và tài chính. Việc ban hành Nghị định
16/2015/NĐ-CP kịp thời đáp ứng yêu cầu đổi mới,
phát triển của hoạt động sự nghiệp công trong nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Một số vấn đề đặt ra
Mặc dù các cơ chế chính sách trên đã có nhiều
đổi mới, trong đó có cơ chế cấp và sử dụng NSNN
theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các trường
ĐHCL thực hiện cơ chế tự chủ, nhưng trên thực
tế, kinh phí phân bổ hàng năm chủ yếu dựa trên
các chỉ tiêu được giao từ trên như chỉ tiêu tuyển
sinh, chỉ tiêu biên chế… mà chưa căn cứ vào kết
quả đầu ra. Cơ chế này vừa chưa tạo áp lực cho
các đơn vị sự nghiệp công lập là các cơ sở giáo
dục đại học tăng cường tự chủ và nâng chất lượng
dịch vụ, vừa tạo ra sự bất bình đẳng với các đơn
vị ngoài công lập cung cấp dịch vụ tương tự. Cơ
chế phân bổ NSNN gắn với số lượng, chất lượng
sản phẩm dịch vụ sự nghiệp công được cung
cấp thông qua phương thức đấu thầu, đặt hàng,
giao nhiệm vụ cho các đơn vị. Đối với các trường
ĐHCL được Nhà nước giao cung cấp dịch vụ công
theo giá, phí chưa tính đủ chi phí sẽ được NSNN
hỗ trợ phần chi phí chưa kết cấu trong giá, phí
dịch vụ sự nghiệp công. NSNN chỉ đảm bảo kinh
phí hoạt động thường xuyên đối với các trường
được Nhà nước giao dự toán theo nhiệm vụ, trên
cơ sở số lượng người làm việc được cấp có thẩm
quyền phê duyệt và định mức phân bổ dự toán
được cấp có thẩm quyền quyết định.
Bên cạnh đó, qua hơn 2 năm triển khai Nghị
quyết 77/2014/NQ-CP và Nghị định 16/2015/NĐ-CP
đến nay số lượng trường hoạt động tự chủ vẫn còn
rất khiêm tốn. Thống kê hiện chỉ có 02 học viện, 11
trường đại học và 03 trường cao đẳng được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới cơ chế
hoạt động. Việc thực hiện cơ chế tự chủ tại các
trường vẫn gặp một số khó khăn, trong đó, khó
khăn nhất vẫn là đảm bảo nguồn lực tài chính phục
vụ cho hoạt động của đơn vị. Trong tổ chức bộ máy,
nhân sự quy định về xác định vị trí việc làm còn
chưa cụ thể, khó thực hiện nên gây khó khăn trong
công tác tuyển dụng.
Khi thực hiện chuyển dần từ thu học phí sang áp
dụng cơ chế giá dịch vụ đòi hỏi hệ thống định mức
kinh tế kỹ thuật, danh mục dịch vụ sự nghiệp giáo
dục trong từng ngành, lĩnh vực làm cơ sở cho việc
xác định giá dịch vụ sự nghiệp công phải được xây
dựng và hoàn thiện. Ngoài ra, vấn đề kết cấu lương
vào giá phải có hướng dẫn cụ thể hơn, đặc biệt trong
trường hợp xác định giá dịch vụ giáo dục trên cơ
sở thực hiện tính theo mức lương cơ sở, hệ số tiền
lương, ngạch bậc, chức vụ đối với các trường ĐHCL
và định mức lao động theo quy định.
Theo quy định giá dịch vụ tính đúng, tính đủ
các chi phí nhưng hiện nay các trường vẫn phải
dành khoảng 40% số thu để lại để tạo nguồn cải
cách tiền lương. Nếu thực hiện quy định này thì
các đơn vị sự nghiệp công lập sẽ không còn nhiều
nguồn để chi trả thu nhập tăng thêm. Mặt khác,
quy định hệ số thu nhập tăng thêm của chức danh
lãnh đạo tối đa không quá 2 lần hệ số thu nhập
tăng thêm bình quân thực hiện của người lao động
trong đơn vị chưa phản ánh đầy đủ và xứng đáng
năng lực, vai trò, trách nhiệm của người lãnh đạo
đơn vị, không khuyến khích họ toàn tâm toàn ý với
công việc.
Bên cạnh đó, còn tồn tại một số bất cập khác như:
hiện nay, Nhà nước vẫn chưa có cơ chế hỗ trợ cụ thể
cho các trường/học viện thực hiện thí điểm cơ chế
tự chủ được vay vốn ưu đãi (hoặc hỗ trợ lãi suất) để
đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục
vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học; Chưa quy định
cụ thể việc hạch toán một số nghiệp vụ kế toán mới
phát sinh như: Lãi tiền gửi lập quỹ học bổng; trích
lập quỹ nghiên cứu khoa học 3% theo Nghị định
99/2014/NĐ-CP ngày 25/10/2014 của Chính phủ.
Ngoài ra, chưa có quy định về điều kiện liên doanh
liên kết của đơn vị sự nghiệp công lập, về xác định
giá trị thương hiệu khi góp vốn liên doanh, liên kết.
Điều này cho thấy, cần có cơ chế hỗ trợ đầu tư cơ
sở vật chất cho một số CSGDĐHCL thuộc các khối
ngành có khả năng xã hội hóa thấp có nguyện vọng
tham gia thực hiện thí điểm tự chủ.
Trên thực tế, trong một thời gian dài, do bị khống
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16,17,18,19,20,...110
Powered by FlippingBook