k1 t5 - page 4

6
tài chính đối với giáo dục đại học
chức và hoạt động theo mô hình quản lý tập trung
của kinh tế kế hoạch hóa, thì với chính sách mở cửa
và việc công nhận các thành phần kinh tế khác nhau,
đặc biệt là việc cho phép khu vực tư nhân tham gia
vào dịch vụ giáo dục, bức tranh chung về mô hình tổ
chức và cách thức hoạt động của các đơn vị giáo dục
công lập đã có nhiều chuyển biến.
Năm 2002, với việc ban hành Nghị định 10/2002/
NĐ-CP ngày 16/1/2002 và Thông tư liên tịch 21/2003/
TTLT-BTC-BGDĐT–BNV ngày 24/3/2003, hoạt động
của cơ sở công lập vận hành theo cơ chế của đơn
vị sự nghiệp có thu với nội dung chủ yếu là tăng
thêm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ
chức cung ứng dịch vụ công hoạt động không hoàn
toàn dựa vào ngân sách nhà nước (NSNN). Tuy vậy,
các quy định tại Nghị định này mới chỉ đề cập chủ
yếu đến quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt
động chi tiêu tài chính, chưa ghi nhận các nội dung
khác liên quan đến tự chủ trong tổ chức, thực hiện
nhiệm vụ. Các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập
trong thời gian này tuân theo sự điều chỉnh của các
quy định trên nên chưa tạo được sự đổi mới mang
tính đột phá mới trong tổ chức và hoạt động của
mình. Chỉ đến khi Luật Giáo dục (sửa đổi) năm 2005
được ban hành và Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày
15/6/2006 của Chính phủ, Thông tư liên tịch 07/2009/
TTLT-BGDĐT-BNV của Bộ Nội vụ và Bộ Giáo dục
và Đào tạo (GD&ĐT) ra đời, các cơ sở giáo dục công
lập mới được trao thêm quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm không chỉ về tài chính mà cả về tổ chức bộ
máy, nhân sự và tổ chức thực hiện nhiệm vụ được
giao. Mức độ tự chủ của các đơn vị được giao chủ
yếu căn cứ theo mức tự bảo đảm chi phí thường
xuyên, khả năng huy động sự đóng góp của xã hội
Quy định pháp lý về đổi mới cơ chế hoạt động đối
với các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập
Qua hơn 30 năm kể từ khi đất nước bước vào
thời kỳ đổi mới, cơ chế tổ chức và hoạt động của các
đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó có các đơn vị sự
nghiệp giáo dục đã có nhiều thay đổi, chuyển biến
cả trong nhận thức và thực tiễn tổ chức thực hiện.
Nếu như thời kỳ trước giai đoạn đổi mới đất nước,
các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung, bao gồm
cả các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập được tổ
Đổi mới cơ chế hoạt động
của các cơ sởgiáodục đại học công lập
Vũ Minh Đạo
- Vụ trưởng Vụ Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng - Văn phòng Quốc hội
Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập là bước đi quan trọng, một
mặt giúp phát huy khả năng chủ động, sáng tạo, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo
dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng; mặt khác, góp phần nâng cao năng lực, uy tín của cả
nền giáo dục và đào tạo nước nhà. Bài viết đánh giá thực trạng cơ chế hoạt động của cơ sở giáo
dục đại học hiện nay, đặc biệt là các cơ sở giáo dục công lập; phân tích các kết quả đạt được và
những vướng mắc, hạn chế trong đổi mới cơ chế hoạt động, trên cơ sở đó, đề xuất, kiến nghị một
số giải pháp nhằm đổi mới cơ chế, nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị này.
Từ khóa: Giáo dục và đào tạo, giáo dục công lập, ngân sách nhà nước
Renovation of operation mechanism for
state educational organizations is an important
step to improve activeness, creativity and
performance of educational organizations; on
the other hand, it also contributes to improve
capacity and prestige of the national education
and training. The article focuses on: analyzing
practical situation of operation mechanism for
present educational organizations particularly
the public ones; analyzing the results and
problems to recommend solutions to renovate
and improve performance of these organizations.
Keywords: education and training, public
education, state budget
Ngày nhận bài: 15/4/2017
Ngày chuyển phản biện: 17/4/2017
Ngày nhận phản biện: 3/5/2017
Ngày chấp nhận đăng: 7/5/2017
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...110
Powered by FlippingBook