k1 t5 - page 5

TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2017
7
“mức độ tự do của các cơ sở giáo dục trong việc
điều hành công việc của mình mà không có sự chỉ
dẫn, hoặc ảnh hưởng của một cấp nào đó từ phía
Chính phủ”. Tự chủ đại học luôn đi liền với trách
nhiệm xã hội của đại học như là một nghĩa vụ (trách
nhiệm) của các cơ sở GDĐH trước người học, xã hội
và Chính phủ (gọi chung là “nhóm lợi ích có liên
quan”) về mọi hoạt động của mình. Tự chủ đại học
gồm nhiều nội dung nhưng có thể nhận thức chung
đây là sự kết hợp hài hòa giữa tự chủ về tổ chức bộ
máy và nhân sự, về học thuật và tự chủ về tài chính;
Tự chủ gắn liền với trách nhiệm của đơn vị về công
khai, minh bạch và bảo đảm chất lượng đào tạo với
cộng đồng và các bên liên quan để xã hội có thể giám
sát hoạt động của nhà trường. Việc giao tự chủ cho
các trường là nền tảng quan trọng để thực hiện đổi
mới quản trị đại học, đổi mới cơ chế hoạt động của
các trường hiện nay.
Ở nước ta, vấn đề tự chủ và trách nhiệm xã hội
của các trường đại học được đưa vào lần đầu tiên
trong Luật Giáo dục năm 1998. Điều này tiếp tục
được khẳng định trong Luật Giáo dục sửa đổi năm
2005. Trên cơ sở quy định của Luật, Chính phủ cũng
đã ban hành Nghị quyết 14/2005/NQ-CP đổi mới cơ
bản và toàn diện GDĐH Việt Nam, trong đó yêu cầu:
“Chuyển các cơ sở GDĐH công lập sang hoạt động
theo cơ chế tự chủ, có pháp nhân đầy đủ, có quyền
quyết định và chịu trách nhiệm về đào tạo, nghiên
cứu, tổ chức, nhân sự và tài chính” và “Hoàn thiện
chính sách phát triển GDĐH theo hướng bảo đảm
quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của cơ sở giáo
dục đại học, sự quản lý của Nhà nước và vai trò giám
sát, đánh giá của xã hội đối với giáo dục đại học”.
Quyền tự chủ của các cơ sở GDĐH được cụ thể
hóa thêm một bước nữa trong Luật GDĐH năm
2012. Theo đó, các cơ sở GDĐH được trao quyền tự
chủ, tự chịu trách nhiệm trong các hoạt động chủ
yếu thuộc các lĩnh vực tổ chức và nhân sự, tài chính
và tài sản, đào tạo, khoa học công nghệ, hợp tác quốc
tế và bảo đảm chất lượng. Tiếp theo, để mở rộng
giao quyền tự chủ toàn diện và mức độ tự chủ cao
hơn cho các cơ sở GDĐH công lập, Chính phủ đã
ban hành Nghị quyết 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 về
thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở
GDĐH công lập giai đoạn 2014-2017 cho phép: Các
cơ sở GDĐH công lập khi cam kết tự bảo đảm toàn
bộ kinh phí hoạt động chi thường xuyên và chi đầu
tư được thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm toàn
diện trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa
học, tổ chức bộ máy và nhân sự, tài chính.
Trên cơ sở các quy định về tự chủ, tự chịu trách
nhiệm, hệ thống GDĐH thời gian qua cũng đã đạt
để phát triển các hoạt động sự nghiệp và khả năng
xã hội hóa các nguồn lực thực hiện. Sau một thời
gian thực hiện, mặc dù đã tạo được nhiều chuyển
biến tạo thuận lợi cho các đơn vị sự nghiệp chủ động
hơn trong hoạt động của mình, góp phần nâng cao
chất lượng và giảm bớt gánh nặng cho NSNN. Tuy
vậy, việc đổi mới cơ chế hoạt động, thực hiện quyền
tự chủ của đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập vẫn
ở mức thấp, thực hiện còn hình thức và hiệu quả
chưa cao.
Để tiếp tục đổi mới cơ chế hoạt động của đơn vị
sự nghiệp công lập, góp phần giải quyết những bất
cập khi thực hiện tự chủ theo Nghị định 43/2006/
NĐ-CP, ngày 14/2/2015, Chính phủ đã ban hànhNghị
định 16/2015/NĐ-CP nhằm hoàn thiện thể chế pháp
luật về dịch vụ sự nghiệp công và cơ chế hoạt động
của đơn vị sự nghiệp công lập. Theo đó, các đơn vị
này được phép thực hiện tính giá dịch vụ sự nghiệp
công theo hướng từng bước tính đủ tiền lương, chi
thường xuyên theo lộ trình phù hợp với khả năng
của NSNN và thu nhập của người dân; Từng bước
giảm dần sự bao cấp và xóa bỏ can thiệp của Nhà
nước đối với hoạt động của đơn vị sự nghiệp công
lập, thúc đẩy xã hội hóa; Thực hiện phương thức
đầu tư, đấu thầu đặt hàng, giao nhiệm vụ đáp ứng
yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế. Tuy vậy, đây
mới chỉ là những quy định khung mang tính chất
tổng quát, có ý nghĩa then chốt để các cơ quan, đơn
vị liên quan theo thẩm quyền sẽ nghiên cứu, xây
dựng và ban hành văn bản quy định cơ chế tổ chức
và hoạt động đối với từng lĩnh vực cụ thể. Hiện nay,
Bộ GD&ĐT theo thẩm quyền của mình vẫn chưa ban
hành được Nghị định quy định chi tiết về đổi mới cơ
chế tổ chức và hoạt động của đơn vị sự nghiệp giáo
dục công lập. Do vậy, phần lớn các cơ sở giáo dục
hiện nay vẫn đang vận hành theo cơ chế tự chủ quy
định tại Nghị định 43/2006/NĐ-CP.
Vấn đề tự chủ của cơ sở giáo dục đại học
Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự
nghiệp giáo dục công lập, đặc biệt là các cơ sở giáo
dục đại học (GDĐH) đang là một yêu cầu cấp thiết
đặt ra trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc
tế sâu rộng hiện nay, nhằm gắn hoạt động của tổ
chức này với cơ chế thị trường, ngày càng nâng cao
chất lượng và hiệu quả cung cấp dịch vụ cộng đáp
ứng nhu cầu phát triển không ngừng của xã hội.
Trong quá trình đó, vấn đề tự chủ của cơ sở GDĐH
chính là chìa khóa, là yếu tố then chốt và là xu hướng
tất yếu để thực hiện đổi mới cơ chế hoạt động của
cơ sở GDĐH.
Theo cách hiểu thông thường, tự chủ đại học là
1,2,3,4 6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,...110
Powered by FlippingBook