k1 t5 - page 8

10
tài chính đối với giáo dục đại học
cực. Từ chỗ toàn thể hệ thống GDĐH Việt Nam
như một trường đại học lớn, chịu sự quản lý nhà
nước chặt chẽ về mọi mặt, các trường đại học đã
dần được trao quyền tự chủ, thể hiện qua các văn
bản pháp quy của Nhà nước. Điển hình như, từ năm
2003, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định
153/2003/QĐ-TTg về Điều lệ trường đại học, đã nêu
rõ “trường đại học được quyền tự chủ và tự chịu
trách nhiệm theo quy định của pháp luật về quy
hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường, tổ chức các
hoạt động đào tạo, khoa học, công nghệ, tài chính,
quan hệ quốc tế, tổ chức và nhân sự”.
Tại Điều 14 Luật Giáo dục năm 2005 đã đề cập
việc thực hiện phân công, phân cấp quản lý giáo
dục, tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm
của cơ sở giáo dục. Cùng thời điểm đó, Chính phủ
đã ban hành Nghị quyết 14/2005/NQ-CP ngày
2/11/2005 về đổi mới cơ bản và toàn diện GDĐH
Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020. Nghị quyết khẳng
định tầm quan trọng của việc hoàn thiện chính sách
phát triển GDĐH theo hướng bảo đảm quyền tự
chủ và trách nhiệm xã hội của cơ sở giáo dục đại
học, sự quản lý của Nhà nước và vai trò giám sát,
đánh giá của xã hội đối với GDĐH. Theo đó, đổi
mới cơ chế quản lý cần chuyển các cơ sở giáo dục
đại học công lập (CSGDĐHCL) sang hoạt động theo
cơ chế tự chủ, có pháp nhân đầy đủ, có quyền quyết
định và chịu trách nhiệm về đào tạo, nghiên cứu,
tổ chức, nhân sự và tài chính; xóa bỏ cơ chế bộ chủ
quản, xây dựng cơ chế đại diện sở hữu nhà nước đối
với các CSGDĐHCL.
Ngày 15/4/2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo
(GD&ĐT) và Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư
liên tịch 07/2009/TTLT-BGDĐT-BNV hướng dẫn
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc thực
hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với
Cơ sở pháp lý tự chủ giáo dục đại học
Ở các nước trên thế giới, có nhiều cách hiểu khác
nhau về tự chủ đại học, tuy nhiên có điểm tương
đồng là khi đã tự chủ được là phải tự chủ về tài
chính. Đây là vấn đề hết sức quan trọng quyết định
và tác động đến các điều kiện, yếu tố khác đảm bảo
tự chủ thành công hay thất bại ở các trường đại học.
Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó, tự chủ
tài chính là vấn đề các cơ quan quản lý nói chung và
mỗi cơ sở đào tạo đại học nói riêng quan tâm nhất.
Ghi nhận việc thực hiện cơ chế tự chủ trong giáo
dục đại học (GDĐH) ở nước ta trong những năm
gần đây cho thấy đã bắt đầu có sự chuyển biến tích
Cơ sở pháp lý về tự chủtài chính
với giáodục đại học vànhữngvấnđề đặt ra
TS. Phạm Thị Vân Anh
Tự chủ đại học là xu thế tất yếu trong bối cảnh phát triển và hội nhập quốc tế, nhằm cải tiến,
nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường đại học. Xu thế này đang được triển khai thực hiện
tích cực ở nước ta trong thời gian gần đây khi hàng loạt cơ chế, chính sách tạo cơ sở pháp lý, đặc
biệt là các chính sách về tự chủ tài chính đã được ban hành và triển khai thực hiện tại nhiều cơ sở
giáo dục đại học.
Từ khóa: Tự chủ tài chính, giáo dục đại học, chất lượng, cạnh tranh, nguồn nhân lực
Higher education autonomy is an essential
trend of development and integration to
improve and raising higher education training
in universities and colleges. This trend has
been in positive implementation in Vietnam
recently when mechanisms and policies
particularly policies of financial autonomy
have been promulgated and implemented in
various higher education universities and
colleges.
Keywords: Financial autonomy, higher
education, quality, competition, human
resource
Ngày nhận bài: 12/4/2017
Ngày chuyển phản biện: 14/4/2017
Ngày nhận phản biện: 30/4/2017
Ngày chấp nhận đăng: 5/5/2017
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16,17,18,...110
Powered by FlippingBook