k1 t5 - page 9

TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2017
11
đơn vị sự nghiệp công lập GD&ĐT. Tiếp đó, ngày
27/2/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị
296/CT-TTg về đổi mới quản lý giáo dục trong giai
đoạn 2010-2012. Theo đó, chỉ thị nêu rõ, việc đổi
mới quản lý GDĐH bao gồm quản lý nhà nước về
giáo dục và quản lý của các cơ sở đào tạo là khâu
đột phá để tạo ra sự đổi mới toàn diện của GDĐH.
Một trong các nhiệm vụ cấp thiết Thủ tướng giao
cho Bộ GD&ĐT là rà soát, bổ sung, điều chỉnh các
văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành, đồng
thời xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật
mới về thành lập trường, tuyển sinh, tổ chức đào
tạo, quản lý tài chính, quản lý chất lượng, tuyển
dụng. Trong đó, trách nhiệm và chế độ của nhà
giáo trong đào tạo và nghiên cứu khoa học, quan
hệ giữa Ban giám hiệu, Hội đồng trường, Đảng ủy,
các đoàn thể ở trường đã được làm rõ để từ đó các
trường đại học, cao đẳng thực hiện quyền tự chủ
và nghĩa vụ tự chịu trách nhiệm trước xã hội và
nhà nước theo quy định của Luật Giáo dục.
Đặc biệt, hiện nay Dự thảo Luật GDĐH cũng đã
đề cập đến vấn đề tự chủ của cơ sở GDĐH, thu hút
sự quan tâm của dư luận. Trong đó, vấn đề cốt lõi
nhất, thu hút sự quan tâm của các chuyên gia, các
nhà quản lý các cơ sở đào tạo và dư luận xã hội là
việc tự chủ về tài chính đối với các đơn vị. Đây cũng
là vấn đề quyết định đến việc tự chủ thành công,
đưa chất lượng đào tạo tại các đơn vị lên cao.
Cơ sở pháp lý tự chủ
tài chính đối với giáo dục đại học
Để đảm bảo việc thực hiện tự chủ của các cơ sở
đào tạo đại học thành công theo chủ trương, chính
sách đã được Đảng, Nhà nước đề ra, thúc đẩy phát
triển sự nghiệp GDĐH, nâng cao chất lượng dịch
vụ, thời gian qua Chính phủ đã ban hành nhiều
cơ chế, chính sách tự chủ tài chính. Các cơ chế tự
chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ,
tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các
CSGDĐHCL đã liên tục được ban hành, sửa đổi, bổ
sung cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
Trên cơ sở phân định rõ các đơn vị hành chính
với đơn vị sự nghiệp, tiến hành áp dụng cơ chế
quản lý tài chính đối với cơ quan hành chính, Chính
phủ đã ban hành Nghị định 130/2005/NĐ–CP ngày
17/10/2005 quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành
chính đối với cơ quan nhà nước. Tiếp đó, Nghị định
43/2006/NĐ–CP ngày 25/4/2006 quy định quyền tự
chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ
chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự
nghiệp công lập. Trên thực tế, Nghị định này được
hình thành và khởi nguồn từ Nghị định 10/2002/
NĐ-CP ngày 16/01/2002 về việc thực hiện thí điểm
chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có
thu. Có thể nói, Nghị định 43/2006/NĐ-CP đã góp
phần nâng cao tính chủ động, sáng tạo các trường
đại học công lập; huy động được sự đóng góp và
tham gia tích cực của cộng đồng xã hội cho phát
triển hoạt động GDĐH, nhờ đó làm tăng nguồn thu
sự nghiệp và tăng thu nhập cho công chức, viên
chức; tính công khai, minh bạch và dân chủ trong
các quyết định và hoạt động tại các trường đại học
công lập cũng được tăng cường.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực trong
thực tiễn triển khai cũng bộc lộ những hạn chế, bất
cập là: Các trường đại học công lập được giao tự
chủ nhưng vẫn phải tuân thủ mức trần học phí do
Nhà nước quy định tại Nghị định 49/2010/NĐ-CP
ngày 14/5/2016 của Chính phủ. Mức học phí quy
định theo đó chưa đảm bảo bù đắp đủ chi phí hoạt
động cần thiết, chưa sát với yêu cầu chi phí đặc thù
của từng ngành, nghề đào tạo cũng như chưa gắn
với yêu cầu về chất lượng, thương hiệu của từng
trường. Bên cạnh đó, cơ chế phân bổ NSNN còn
mang tính bình quân và dựa trên các yếu tố đầu vào
mà chưa gắn với kết quả, hiệu quả hoạt động; Việc
triển khai thực hiện xã hội hóa và liên doanh liên kết
do quy định còn chưa cụ thể, rõ ràng…
Để giải quyết những tồn tại trên, ngày 24/10/2014
Chính phủ ban hành Nghị quyết 77/NQ-CP về
thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các
CSGDĐHCL giai đoạn 2014 – 2017. Theo đó, các
trường ĐHCL khi cam kết tự bảo đảm toàn bộ
kinh phí hoạt động chi thường xuyên và chi đầu
tư được thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm toàn
diện; Được quyết định mức học phí bình quân tối đa
bằng mức trần học phí do Nhà nước quy định cộng
với khoản chi thường xuyên NSNN cấp bình quân
cho mỗi sinh viên công lập trong cả nước; Quyết
định mức học phí cụ thể đối với từng ngành nghề,
chương trình đào tạo theo nhu cầu người học và
chất lượng đào tạo, bảo đảm mức học phí bình quân
trong nhà trường không vượt quá giới hạn mức học
phí bình quân tối đa, thực hiện công khai mức học
phí cho người học trước khi tuyển sinh. Bên cạnh
đó, đối với khoản thu học phí và các khoản thu sự
nghiệp khác các trường ĐHCL được gửi ngân hàng
thương mại.
Về chính sách học bổng, học phí đối với đối
tượng chính sách, Nghị quyết 77/NQ-CP nêu rõ,
việc thực hiện tự chủ của các trường đại học phải
bảo đảm không làm giảm cơ hội tiếp cận GDĐH của
sinh viên nghèo, sinh viên là đối tượng chính sách.
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16,17,18,19,...110
Powered by FlippingBook