TCTC (2018) so 5 ky 1 đầy đủ - page 10

TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2018
9
ảo tăng trưởng hay tiền ảo được sử dụng như một
phương tiện trao đổi thì các hộ gia đình sẽ giảm
lượng tiền mặt nắm giữ, tiền có xu hướng trở lại
hệ thống ngân hàng. Từ đó, thu nhập từ phát hành
tiền của ngân hàng trung ương sẽ giảm. Một điều
chỉnh khác cũng có thể xảy ra, đó là các hộ gia đình
sẽ giảm lượng tiền gửi ngắn hạn mà họ thường sử
dụng để chi trả thanh toán các khoản chi phí bằng
thẻ tín dụng hay các giao dịch ngân hàng bên cạnh
việc nắm giữ ít tài sản tài chính như chứng khoán
hơn khi họ xem tiền ảo là một loại tài sản mới. Từ
đó, tiền gửi có xu hướng co lại và nhu cầu tiền gửi
của các ngân hàng tại ngân hàng trung ương cũng
có xu hướng giảm dẫn đến quy mô bảng cân đối
ngân hàng trung ương nhỏ hơn và do đó thu nhập
từ phát hành tiền cũng ít đi.
Sự khác biệt của đồng tiền ảo với đồng tiền pháp
định, chính là một thách thức lớn cho thực thi chính
sách tiền tệ. Bởi để thực thi chính sách tiền tệ hiệu
quả thì một trong những điều kiện quan trọng là
ngân hàng trung ương phải kiểm soát và thống kê
được toàn bộ lượng tiền tệ lưu thông trong quốc gia.
Nhưng thực tế hiện nay, ngân hàng đang khó khăn
trong việc thống kê các loại đồng tiền ảo vào tổng
phương tiện thanh toán, do thanh toán bằng tiền ảo
có thể được thực hiện mà không cần có sự tham gia
của bên trung gian như ngân hàng.
Thứ ba
, một số hệ lụy khác. Tiền ảo với những
vụ đầu tư, lừa đảo còn gây ra những hệ lụy khác
ảnh hưởng đến hiệu quả chính sách tiền tệ. Ma lực
của tiền ảo đã lôi kéo không ít người vào kênh đầu
tư với hy vọng mức lợi nhuận “khủng” nhưng khi
rớt giá nhanh chóng, tiền ảo đã tạo nên sự hỗn loạn
trong xã hội, gây bất ổn kinh tế vĩ mô. Một bộ phận
công chúng bỏ thời gian, công sức vào kinh doanh
tiền ảo mà không được pháp luật thừa nhận, sản
phẩm họ làm ra không được tính trong GDP, làm
giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Hậu quả nữa là
tín dụng đen, dẫn đến lãi suất thị trường bị đẩy lên,
nguy cơ nợ xấu gia tăng, đi ngược với nỗ lực của
ngân hàng trung ương về chính sách tín dụng phục
sản xuất lưu thông hàng hóa, hạ mặt bằng lãi suất,
cải thiện tình trạng nợ xấu...
Khuyến nghị về chính sách
quản lý tiền ảo tại Việt Nam
Quản lý tiền ảo tại Việt Nam là một vấn đề cấp
thiết. Quản lý tốt không chỉ giúp bảo vệ sự ổn định
của nền kinh tế mà còn tạo điều kiện để thực thi
chính sách tiền tệ an toàn, hiệu quả.
Tháng 8/2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định số 1255/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Hoàn
thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các
loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo, trong đó nhấn
mạnh việc rà soát, đánh giá thực trạng khung pháp
lý, đề xuất điều chỉnh để quản lý, xử lý đối với các
loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo của Việt Nam.
Đồng thời, Chính phủ cũng đã ban hành Chỉ thị số
10/CT-TTg ngày 11/04/2018 về tăng cường quản lý
các hoạt động liên quan tới tiền ảo Bitcoin và các
loại tiền ảo khác. Triển khai các chính sách trên,
ngày 13/4/2018, Ngân hàng Nhà nước đã có Chỉ thị
số 02-CT/NHNN về các biện pháp tăng cường kiểm
soát các giao dịch, hoạt động liên quan đến tiền ảo.
Tuy vậy, để hạn chế tác động tiêu cực của tiền ảo
đối với chính sách tiền tệ và nền kinh tế, xã hội nói
chung, cần tập trung vào các vấn đề sau:
Thứ nhất,
Nhà nước cần có các chính sách nâng
cao cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin. Hệ thống tài
chính - ngân hàng của Việt Nam hiện nay vẫn còn ở
giai đoạn đang phát triển, chứa đựng nhiều yếu tố
rủi ro. Các yếu tố như cơ sở hạ tầng, công nghệ thông
tin, trình độ còn kém xa so với các nước phát triển, do
vậy việc chấp nhận hoàn toàn đồng tiền ảo tại Việt
Nam trong giai đoạn này là chưa phù hợp. Để nâng
cao hiệu quả quản lý tiền ảo Bitcoin và các đồng tiền
ảo trong dài hạn, qua đó hạn chế các tác động tiêu
BẢNG 2: BẢNG CÂN ĐỐI TIỀN TỆ RÚT GỌN VỚI TIỀN ẢO
Hộ gia đình
Ngân hàng thương mại
Ngân hàng trung ương
Tài sản
Nợ
Tài sản
Nợ
Tài sản
Nợ
Tiền giấy
Cho vay
Cho vay
Tiền gửi
Dự trữ ngoại hối
Tiền mặt trong lưu thông
Tiền gửi
Chứng khoán
Tài sản trong nước Tiền gửi của ngân hàng thương mại
Chứng khoán
Tiền gửi ngân hàng trung ương
Tiền ảo
Tiền mặt dự trữ
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Với sự phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt
là công nghệ thông tin, sự lan tỏa nhanh chóng
của các đồng tiền ảo ở Việt Nam là hiện hữu
và diễn biến phức tạp. Nếu không thực hiện
việc kiểm soát hiệu quả đồng tiền này thì rủi
ro không chỉ cho những nhà đầu tư mà cho cả
hệ thống tài chính, chính sách tiền tệ.
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16,17,18,19,20,...109
Powered by FlippingBook