TCTC (2018) so 5 ky 1 đầy đủ - page 12

TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2018
11
với mục đích làm phương tiện thanh toán hoặc tài
sản tích trữ. Tokens thường được phát hành và quản
lý bởi cá nhân hoặc công ty với mục đích trao đổi
quyền được sử dụng một tiện ích hoặc ứng dụng
cụ thể.
Tất cả các giao dịch của tiền mã hóa đều được mã
hóa và đưa lên các blockchain riêng biệt trên mạng
internet, hầu hết được xác nhận thông qua một hệ
thống máy tính phi tập trung nhằm đảm bảo tính an
toàn và minh bạch. Như vậy, tiền mã hóa có một số
điểm tương đồng so với tiền ảo và tiền điện tử, tuy
nhiên có hai khác biệt cơ bản: (i) Tiền ảo và tiền điện
tử được phát hành và kiểm soát tập trung bởi công
ty, cá nhân hoặc ngân hàng trung ương (NHTW) các
nước (thông qua hệ thống ngân hàng); (ii) Hầu hết
các giao dịch tiền ảo và tiền điện tử đều không được
mật mã hóa dẫn đến nội dung giao dịch và thông tin
cá nhân có thể bị lộ trong trường hợp giao dịch bị
xâm phạm bất hợp pháp.
Thời gian qua, thuật ngữ “cryptocurrency” có
nghĩa là “tiền ảo” hoặc “tài sản ảo” được sử dụng
rộng rãi đã gây ra những hiểu lầm về ý nghĩa cũng
như về giá trị của tiền mật mã. Việc thống nhất về
tên gọi cũng như định nghĩa là vấn đề quan trọng
và cần thiết.
Thách thức đối với mô hình tài chính,
tiền tệ ngân hàng truyền thống
Sự phát triển lớn mạnh về số lượng cũng như giá
trị của tiền mã hóa đang đặt ra rất nhiều thách thức
đối với hệ thống tài chính, ngân hàng cũng như việc
điều hành chính sách tiền tệ của các NHTW như vấn
đề kiểm soát các mục tiêu, biến số kinh tế vĩ mô như
lạm phát, lãi suất, tỷ giá... Nếu tiền mã hóa được
công nhận là phương tiện thanh toán thì thị trường
Cryptocurrency: Tiền ảo,
tiền điện tử, hay tiền mã hóa?
Thuật ngữ tiền mã hóa hiện vẫn còn rất mới vẻ
và việc định nghĩa, phân loại chúng cũng gây nhiều
lúng túng cho Chính phủ các quốc gia trên thế giới.
Tại Việt Nam, hiện nay chưa có định nghĩa chính
thức về “cryptocurrency” mà thường sử dụng nhiều
các tên gọi khác nhau, dễ gây hiểu lầm và sai lệch
về bản chất. Tiền mã hóa hiện có hai dạng chính
là coins và utility tokens (gọi tắt là tokens). Coins
thường được phát hành dưới dạng mã nguồn mở,
được quản lý và phát triển dưới dạng phi tập trung
ẢNHHƯỞNG CỦA TIỀNMÃHÓA
ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNGTÀI CHÍNH, TIỀNTỆ
ThS. ĐẶNG VƯƠNG ANH
- Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia *
Tính đến thời điểm hiện tại, trên thị trường tiền tệ thế giới đã xuất hiện hơn 2.000 đồng tiền mã
hóa khác nhau với tổng giá trị thị trường toàn cầu lên đến gần 400 tỷ USD. Tiền mã hóa hứa hẹn sẽ
đem đến những thay đổi lớn trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là những thay đổi của hệ thống tài chính,
ngân hàng. Phân tích các tác động của tiền mã hóa đối với thị trường tài chính - tiền tệ, bài viết
đưa ra một số khuyến nghị chính sách về quản lý phát hành và giao dịch tiền mã hóa.
Từ khóa: Tiền mã hóa, tiền ảo Bitcoin, thị trường tài chính, tiền tệ
IMPACTS OF CRYPTO CURRENCIES ON FINANCIAL
AND MONETARY MARKET
At present, there are more than 2,000 types
of crypto currencies with a total value of
approximately 400 billion USD. Crypto
currencies are expected to bring about large
changes in all sectors especially in financial
and banking systems. The paper analyzes the
impacts of crypto currencies on the financial
and monetary markets and suggests policy
and management recommendations on the
issuance and transaction of crypto currencies.
Keywords: Crypto currencies, Bitcoin, financial
and monetary market
Ngày nhận bài: 6/4/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 23/4/2018
Ngày duyệt đăng: 2/5/2018
*Email:
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16,17,18,19,20,21,22,...109
Powered by FlippingBook