TCTC (2018) so 5 ky 1 đầy đủ - page 15

14
QUẢN LÝ CÁC LOẠI TIỀN ẢO, TIỀN ĐIỆN TỬ
tính như được lưu trữ dưới dạng điện tử, được phát
hành trên cơ sở đối ứng với số tiền nhận được không
thấp hơn giá trị tiền điện tử phát hành và được các
tổ chức khác không phải tổ chức phát hành chấp
nhận sử dụng như một phương tiện thanh toán”.
Căn cứ trên định nghĩa chung này, một số nước
trong khối Liên minh châu Âu (EU) cũng đã cụ thể
hóa khái niệm tiền điện tử trong các văn bản luật
của nước mình. Trong đó, khái quát lại có thể thấy,
tiền điện tử có 5 đặc tính cơ bản, bao gôm: (i) Được
lưu trữ giá trị bằng phương tiện điện tử; (ii) Được
thể hiện bằng quyền đòi nợ đối với tổ chức phát
hành tiền điện tử (EMIs); (iii) Được phát hành dựa
trên một khoản tiền mặt; (iv) Được sử dụng để thực
hiện giao dịch thanh toán; và (v) Được chấp nhận
bởi thể nhân hoặc pháp nhân không phải là chính
tổ chức phát hành tiền điện tử.
Tiền điện tử bao gồm các dạng phổ biến như: (i)
Tiền điện tử offline (như thẻ trả trước hoặc thẻ thông
minh); (ii) Tiền điện tử online (như ví điện tử); (iii)
Tiền mặt điện tử (hay còn gọi là digital cash).
Tiền ảo
Trong các quy định của pháp luật Việt Nam hiện
hành (bao gồm cả Bộ Luật Dân sự năm 2015) chưa có
quy định cụ thể về tài sản ảo (bao gồm cả tiền ảo với
tư cách là một loại hình tài sản ảo). Tuy nhiên, theo
Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của
Chính phủ về thương mại điện tử thì các loại tiền
ảo (ví dụ như Bitcoin) không nằm trong danh mục
hàng hóa, dịch vụ kinh doanh bị cấm theo hình thức
thương mại điện tử. Theo quan điểm của Bộ Công
Thương (Cục Thương mại điện tử và Công nghệ
thông tin), “Bitcoin không đáp ứng các đặc tính cơ
Khái quát về tiền ảo và tiền điện tử trên thế giới
Tiền điện tử
Tiền điện tử (electronic money) là sản phẩm của
kỷ nguyên mới và có thể thay thế tiền mặt trong
tương lai gần. Phương thức thanh toán mới này có
nhiều ưu điểm so với các phương thức thanh toán
thông thường.
Trong Chỉ thị về Tiền điện tử ban hành vào năm
2009 của Hội đồng châu Âu (2009/110/EC), tiền điện
tử được định nghĩa là “Giá trị tiền tệ thể hiện quyền
đòi nợ đối với tổ chức phát hành, mang một số đặc
MỘT SỐ KHUYẾNNGHỊ HOÀNTHIỆN
KHUNG PHÁP LÝ QUẢN LÝ CÁC LOẠI TIỀNẢO, TIỀNĐIỆNTỬ
TS. NGUYỄN THỊ HIỀN
- Viện Chiến lược Ngân hàng *
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và thương mại điện tử, việc tồn tại, phát triển
các loại tiền điện tử, hay tài sản ảo, tiền ảo ngày càng phổ biến với tính chất phức tạp, nhiều hình
thái biểu hiện là tất yếu khách quan trong đời sống kinh tế - xã hội. Chính phủ nhiều quốc gia đã
coi đây là một trong những nội dung cần được đầu tư nghiên cứu. Trước những hệ lụy của tiền ảo
đang bùng phát và để lại nhiều hậu quả, việc phải siết chặt quản lý tiền ảo ở Việt Nam là vấn đề
đang được quan tâm hiện nay.
Từ khóa: Tiền ảo, tiền điện tử, tiền tệ, công nghệ thông tin, thương mại
RECOMMENDATIONS TO IMPROVE LEGAL FRAMEWORK
FOR VIRTUAL CURRENCIES
Together with the powerful development
of information technology and electronic
commerce, the existence and development of
virtual currencies or virtual assets are presently
more popular with complicated features and
forms. Governments are now considering
virtual currency a content of study. To tackle
the bad effects of emerging virtual currencies,
the tight management of virtual currencies in
Vietnam is one of the public interest.
Keywords: Virtual currency, electronic currency, currency,
information technology, commerce
Ngày nhận bài: 6/4/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 27/4/2018
Ngày duyệt đăng: 3/5/2018
*Email:
1...,5,6,7,8,9,10,11,12,13,14 16,17,18,19,20,21,22,23,24,25,...109
Powered by FlippingBook