TCTC (2018) so 5 ky 1 đầy đủ - page 17

16
QUẢN LÝ CÁC LOẠI TIỀN ẢO, TIỀN ĐIỆN TỬ
khi được sử dụng với chức năng là đơn vị đo lường
giá trị không co sự tương xứng thực tế về địa vị
tiền pháp định như tiền điện tử có được. Như vậy,
qua so sánh có thể thấy, tiền ảo gần như hoàn toàn
không có địa vị pháp lý giống tiền điện tử và không
được đảm bảo bằng một đồng tiền pháp định như
tiền điện tử.
Khung pháp lý quản lý tiền điện tử
và tiền ảo tại các nước
Đối với tiền điện tử
Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều
công nhận sự tồn tại của tiền điện tử và đã có những
chính sách quản lý về tiền điện tử dưới những góc
độ khác nhau thông qua việc ban hành văn bản Luật
(hoặc Chỉ thị hay văn bản dưới Luật), trong đó đưa
ra định nghĩa chung về tiền điện tử và các vấn đề
liên quan đến tiền điện tử. Nhìn chung, về mặt tổng
quan, các quốc gia này quản lý, giám sát việc cung
ứng, phát hành tiền điện tử trên cơ sở đưa ra một
định nghĩa chung về tiền điện tử và các quy định
cụ thể liên quan đến quản lý tiền điện tử (như điều
kiện cấp phép tổ chức phát hành tiền điện tử, quyền
và nghĩa vụ khách hàng…) trong văn bản riêng. Có
thể kể đến như Chỉ thị về Tiền điện tử (EU), Luật
Dịch vụ Thanh toán về Tiền điện tử (Síp), Luật
Hệ thống Thanh toán và Quyết toán chứng khoán
(Nga), Hướng dẫn nguyên tắc đối với các tổ chức
phát hành tiền điện tử (NHTW Ghana); Quy chế về
tiền điện tử (Tanzania)…
Đối với tiền ảo
Hiện nay, trên thế giới hình thành nhiều quan
điểm, nhiều cách thức quản lý khác nhau về tiền ảo.
Olga (2015) hệ thống hóa quan điểm của cơ quan
quản lý các nước đối với Bitcoin thành 03 nhóm gồm:
Nhóm thứ nhất, các nước có quan điểm thân thiện:
dụ: Tại Australia, Đức, Nauy không hạn chế sự lưu
thông hoặc thể hiện sự quan ngại về bản chất đầu
cơ, nặc danh và đặc tính khác của Bitcoin song đánh
thuế đối với giao dịch Bitcoin.
Nhóm thứ hai, các nước có quan điểm khách quan:
các nước này cảnh báo công dân của họ về rủi ro và
bản chất đầu cơ của Bitcoin nhưng không ngăn cấm
trực tiếp giao dịch, ví dụ như: Bỉ, Canada, Nhật Bản.
Nhóm thứ ba, các nước có quan điểm rõ ràng trong
hạn chế Bitcoin:
Cấm trực tiếp giao dịch Bitcoin, ví dụ
như: Nga, Trung Quốc, Thái Lan.
Liên quan đến quan điểm và phản ứng của các
nước đối với tiền ảo và Bitcoin, Andrea (2015) cho
rằng, hệ thống pháp lý các nước hiện nay đang đối
mặt với thách thức mới do Bitcoin và để thích ứng
các nước tiếp cận theo 4 cách thức khác nhau.
(i) Nhóm nước không có hành động gì để quản
lý tiền mã hóa như một thực thể độc lập. Đa số các
nước hiện theo nhóm này.
(ii) Nhóm các nước chỉ quản lý cho mục đích
đánh thuế. Trong số các nước này, nước Anh coi
Bitcoin như “công cụ đơn tính” và chịu thuế giá trị
gia tăng 10-20%. Trong khi đó, Nauy, Tây Ban Nha
coi Bitcoin là tài sản vốn và bị đánh thuế giá trị gia
tăng đến 25%, Slovenia và Israel đánh thuế thu nhập
từ Bitcoin. Đức và Thụy Điển quản lý chính thức
Bitcoin. Cụ thể, Đức coi “sàn giao dịch Bitcoin là
công ty cung cấp dịch vụ tài chính và phải tuân thủ
đầy đủ các quy định hoạt động” như đáp ứng yêu
cầu vốn tối thiểu, duy trì năng lực chuyên môn cần
thiết của ngành và báo cáo giao dịch cho cơ quan
quản lý và giám sát (BaFin)... Thụy Điển cũng cho
rằng, Bitcoin cấu thành nên dịch vụ tài chính do đó
chịu quy định về báo cáo theo yêu cầu.
(iii) Nhóm nước cấm sử dụng Bitcoin như: Thái
Lan, Trung Quốc và Iceland. Cụ thể, ở Thái Lan,
NHTW thông báo việc sử dụng tiền mật mã là bất
hợp pháp ở Trung Quốc không quy định việc sử
dụng Bitcoin là bất hợp pháp nhưng NHTW nước
này và 04 bộ khác thông báo ngân hàng và các
công ty thanh toán bị cấm giao dịch bằng Bitcoin.
Ở Iceland, việc sử dụng Bitcoin không bị từ chối
nhưng theo Luật ngoại hối thì việc tham gia giao
dịch ngoại hối bằng Bitcoin bị cấm.
(iv) Nhóm nước thừa nhận tiền mã hóa phần
nào như một dạng thức của tiền tệ, các nước thể
hiện các tiếp cận mở, cho phép Bitcoin tồn tại nhưng
phần lớn chưa thông qua quy định hoặc hướng dẫn
chính thức nào. Điều này không quá ngạc nhiên vì
tiền mã hóa là hiện tượng tương đối mới và cũng
chưa thu hút được nhiều sự quan tâm của xã hội,
về cơ bản quy định pháp lý thường chỉ ra đời khi
một hiện tượng trở nên khá phổ biến. Các nước
này gồm: Argentina, Australia, Bỉ, Canada, Chile,
Croatia, Cyprus, Denmark, Estonia, Pháp, Hy
Lạp, HongKong, Ấn Độ, Indonesia, Ireland, Italy,
Nhật Bản, Malaysia, Malta, Hà Lan, New Zealand,
Nicaragua, Nga, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan và
Liên minh Châu Âu.
Quanđiểmcủa cơquanquản lýViệt Namvề tiền ảo
Ngày 11/4/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban
hành Chỉ thị 10/CT-TTg yêu cầu tăng cường quản
lý các hoạt động liên quan tới Bitcoin và các loại
tiền ảo tương tự khác. Theo đó, Thủ tướng Chính
phủ yêu cầu lãnh đạo một số bộ, ngành và các địa
1...,7,8,9,10,11,12,13,14,15,16 18,19,20,21,22,23,24,25,26,27,...109
Powered by FlippingBook