TCTC (2018) so 5 ky 1 đầy đủ - page 20

TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2018
19
cảnh báo về mô hình này nhưng không ít người vẫn
“sập bẫy” vì lợi nhuận quá cao, không quan tâm
đến dự án đầu tư là gì, hiệu quả ra sao, mà chỉ quan
tâm đến lãi suất được hưởng. Sự việc trên thực chất
là lừa đảo những người nhẹ dạ, cả tin, muốn làm
giàu nhanh. Trên thực tế, không có lĩnh vực kinh
doanh nào lợi nhuận tới gần 50%/tháng…
Trước đó, vào năm 2016, tại tỉnh Gia Lai, mô hình
giao dịch tiền ảo đa cấp với tên gọi “Ngân hàng
cộng đồng Bitcoin” đã giúp một số đối tượng lừa
đảo lợi dụng sự tin tưởng của người dân để chiếm
đoạt trên 22 tỷ đồng. Trong khi đó, các giao dịch
Bitcoin chủ yếu diễn ra trên mạng internet nên công
tác điều tra vô cùng khó khăn. Vì thế, khi mô hình
này bị sập, người dân không thể rút được tiền đầu
tư vào hệ thống.
Ngoài việc là phương tiện cho các đối tượng lừa
đảo, các đồng tiền ảo khác còn có khả năng tạo điều
kiện cho tội phạm tin tặc, rửa tiền lộng hành. Vì tính
ẩn danh của tiền ảo và không bị ai kiểm soát, tội
phạm hoàn toàn có thể sử dụng đồng tiền này như
một phương thức giao dịch. Tin tặc có thể tìm cách
tấn công nhiều sàn giao dịch để đánh cắp tiền ảo
với số lượng lớn và nạn rửa tiền có thể xảy ra một
cách dễ dàng.
Tiền ảo, tài sản ảo tồn tại ngoài quy định pháp luật?
Điều 163 Bộ luật Dân sự 2005 quy định, tài sản
bao gồm “vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài
sản”. Bộ luật Dân sự 2005 mới chỉ liệt kê những đối
tượng có thể được coi là tài sản mà không đưa ra
khái niệm cụ thể về tài sản, cũng không đưa ra tiêu
chí chung để làm căn cứ xác định đối tượng nào đó
có phải là tài sản hay không. Theo tiêu chí này, “tài
sản ảo” cũng có thể trở thành loại tài sản mới được
pháp luật thừa nhận bởi ý nghĩa kinh tế của nó là
hiển nhiên trong giao lưu dân sự, thể hiện qua thực
tiễn nó đã là đối tượng của các giao dịch kinh tế liên
quan.
Vậy “tài sản ảo” có phải là tài sản hay không?
Để xác định “tài sản ảo” là một loại tài sản cần phải
xem xét trên nhiều khía cạnh khác nhau.
Thứ nhất,
xét về tính pháp lý thì “tài sản ảo” là
một khái niệm rất rộng như tên miền internet, địa
chỉ hộp thư điện tử, các loại tài khoản game online…
Nhưng phổ biến nhất là “tài sản ảo” trong trò chơi
trực tuyến, tên miền.
Tiếp cận theo nghĩa hẹp, “tài sản ảo” là các đối
tượng ảo trong thế giới ảo, còn theo nghĩa rộng thì
“tài sản ảo” được hiểu là những tài nguyên trên
mạng máy tính được xác định giá trị bằng tiền và
có thể chuyển giao trong các giao dịch dân sự. Khái
niệm này được tiếp cận thông qua tư duy lý luận về
quyền tài sản.
Điều 181 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Quyền
tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể
chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền
sở hữu trí tuệ”. Con người không thể thông qua
các giác quan của mình để tiếp cận được với quyền
tài sản nên quyền tài sản không tạo cho mọi người
khả năng tiếp cận mang tính vật thể mà cần phải
xác định loại tài sản này thông qua giá trị thể hiện
bằng tiền. Nhờ thông qua giá trị bằng tiền của
quyền tài sản mà chúng ta có thể tiếp cận và tạo
nên khả năng cảm nhận đầy đủ các quyền năng
của chủ sở hữu đối với “tài sản ảo”, đó là quyền
chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. Điều đó cho
thấy, “tài sản ảo” có bản chất “rất gần” với quyền
tài sản và do đó việc thừa nhận nó như một loại
tài sản cũng là hợp lý.
Thứ hai,
xét về bản chất, “tài sản ảo” chỉ là hình
ảnh thể hiện ra bên ngoài của các thông tin tồn tại
dưới dạng các đoạn mã máy tính. Các đoạn mã khác
nhau tạo nên những loại “tài sản ảo” khác nhau.
Chính vì vậy, “tài sản ảo” cũng có sự thống nhất của
tính chất nội tại và hình ảnh bên ngoài như bất kỳ tài
sản thông thường nào khác. Tuy nhiên, do các đoạn
mã máy tính không tồn tại độc lập hoàn toàn nên
không thể thực hiện quyền chiếm hữu như tài sản
thông thường mà chỉ có thể thực hiện được quyền
này thông qua giá trị bằng tiền của “tài sản ảo” đó.
Điều này về bản chất không khác với quyền sở
hữu trí tuệ (có tính vô hình) đã được thừa nhận là
một loại quyền tài sản. Tương tự như vậy, việc thừa
nhận “tài sản ảo” là các đoạn mã ghi nhận quyền
của người chơi sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc
bảo hộ và khai thác các lợi ích của “tài sản ảo”, đồng
thời giải quyết được nhiều vấn đề về tài nguyên
mạng đã gây tranh chấp hiện nay.
Thứ ba,
xét về mặt giá trị, “tài sản ảo” có giá trị
kinh tế và giá trị sử dụng vì nó đáp ứng những nhu
cầu của con người. Trò chơi trực tuyến đáp ứng nhu
cầu về giải trí; tên miền cung cấp một hình thức đại
diện cho doanh nghiệp, cơ quan, thương hiệu…
Trong thực tế, các giao dịch liên quan đến “tài sản
ảo” được thực hiện khá phổ biến, mặc dù pháp luật
không chính thức thừa nhận và bảo hộ loại tài sản
này là đối tượng của giao dịch dân sự nhưng giá trị
của các loại “tài sản ảo” này là rất lớn, có thể trị giá
hàng chục, hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng.
Tại Việt Nam, Công ty An ninh mạng Bkav đã
bỏ ra 2,3 tỷ đồng để mua lại tên miền Bkav.com;
doanh nhân Phạm Trường Sơn, Giám đốc Công ty
kinh doanh đồ ảo Market4gamer đã chi 1,8 tỷ đồng
1...,10,11,12,13,14,15,16,17,18,19 21,22,23,24,25,26,27,28,29,30,...109
Powered by FlippingBook