TCTC (2018) so 5 ky 1 đầy đủ - page 21

20
QUẢN LÝ CÁC LOẠI TIỀN ẢO, TIỀN ĐIỆN TỬ
mua lại 02 tài khoản game của game thủ Hắc Điểu.
Từ thực tế trên, dù không được thừa nhận thì trên
thực tế, việc mua bán, trao đổi tài sản trong các trò
chơi điện tử vẫn diễn ra.
Ngay từ khi đồng Bitcoin mới xuất hiện ở Việt
Nam, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra thông báo
khẳng định, tiền ảo Bitcoin không phải là tiền tệ và
không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại
Việt Nam. Đồng thời, cơ quan này cảnh báo, nếu rủi
ro xảy ra, người sở hữu, mua bán, sử dụng các loại
tiền ảo hoàn toàn không được pháp luật Việt Nam
bảo vệ. Bên cạnh đó, theo Cục Quản lý cạnh tranh
(Bộ Công Thương), do các hoạt động mua bán tiền
ảo thường được thực hiện và giao dịch trên trang tin
điện tử với máy chủ đặt tại nước ngoài, nên việc tham
gia hoạt động kinh doanh này tiểm ẩn nhiều rủi ro.
Yêu cầu quản lý tiền ảo trong bối cảnh mới
Theo Bộ luật Hình sự 2015, hành vi phát hành,
cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán không
hợp pháp gây thiệt hại cho người khác về tài sản
từ 100 triệu đồng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình
sự. Tương tự, tại khoản 6, Điều 27, Nghị định số
96/2014/NĐ- CP về xử phạt hành chính trong lĩnh
vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, hành vi phát
hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh
toán không hợp pháp, bao gồm cả Bitcoin và các loại
tiền ảo tương tự khác sẽ bị xử phạt vi phạm hành
chính với mức phạt từ 150 - 200 triệu đồng.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, chủ thể thực hiện hành
vi phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh
toán không hợp pháp có thể là các cá nhân, tổ chức
nói chung mà không chỉ là các tổ chức tín dụng hay
cá nhân làm việc trong các tổ chức này. Với các quy
định hiện hành tại Nghị định số 96/2014/NĐ-CP và Bộ
luật Hình sự 2015, cần thiết phải làm rõ hai vấn đề: (i)
Phương tiện thanh toán như thế nào bị coi là không
hợp pháp; (ii) Hành vi phát hành, cung ứng,
sử dụng phương tiện thanh toán được hiểu
như thế nào?
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện
hành, phương tiện thanh toán không dùng
tiền mặt bao gồm séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi,
nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và
các phương tiện thanh toán khác theo quy
định của Ngân hàng Nhà nước (Văn bản
hợp nhất 43/VBHN-NHNN năm 2016 hợp
nhất Nghị định về thanh toán không dùng
tiền mặt do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
ban hành, Điều 4, khoản 6). Phương tiện
thanh toán không hợp pháp là các phương
tiện thanh toán không được liệt kê (Văn bản
hợp nhất 43/VBHN-NHNN năm 2016 hợp nhất Nghị
định về thanh toán không dùng tiền mặt do Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam ban hành, Điều 4, khoản
7). Điều này cũng phù hợp với nội dung thông cáo
báo chí của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc
khẳng định Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác
không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện
thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. Trong khi hành
vi “phát hành” và “sử dụng” phương tiện thanh toán
dường như có vẻ khá rõ ràng thì hành vi “cung ứng”
lại khó xác định hơn. Bên cạnh việc xác định các hành
vi có nguy cơ vi phạm pháp luật liên quan tới Bitcoin,
một trong những vấn đề pháp lý nổi cộm khác liên
quan tới Bitcoin nói riêng và các đồng tiền mã hóa nói
chung là sự cần thiết phải phân biệt rõ tiền ảo Bitcoin
như một phương tiện thanh toán với tiền ảo Bitcoin
như một loại tài sản, trên cơ sở đó bảo vệ được quyền
lợi hợp pháp của các bên trong giao dịch mua bán
tiền ảo Bitcoin.
Vì Bitcoin và các loại tiền ảo khác chưa được
thừa nhận như một loại tài sản trong hệ thống pháp
luật Việt Nam nên các hợp đồng mua bán Bitcoin
cũng không phải là một giao dịch dân sự thuộc
phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự Việt Nam.
Điều này đồng nghĩa với việc tranh chấp liên quan
tới hợp đồng mua bán tiền ảo Bitcoin cũng không
được tòa án giải quyết. Đây là một khoảng trống
pháp lý vào thời điểm hiện tại và sẽ còn phải mất
khá nhiều thời gian để lấp đầy.
Khi đánh giá tác động 02 mặt của tiền ảo Bitcoin
đối với thị trường Việt Nam, nhiều chuyên gia tài
chính cho rằng, đến thời điểm này, khi giá trị của
Bitcoin càng ngày càng cao, số người đầu tư ngày
càng lớn tại Việt Nam thì cần phải gấp rút có khung
pháp lý về quản lý tiền ảo. Hiện nay, Việt Nam đặt
ra vấn đề quản lý, hoàn toàn chưa có văn bản nào
cấm hoặc thừa nhận toàn bộ hoặc một phần đối với
HÌNH 1: NHỮNG CON SỐ TRONG VỤ TIỀN ẢO IFAN
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
1...,11,12,13,14,15,16,17,18,19,20 22,23,24,25,26,27,28,29,30,31,...109
Powered by FlippingBook