TCTC (2018) so 5 ky 1 đầy đủ - page 22

TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2018
21
đồng tiền ảo Bitcoin. Do đó, muốn quản lý được tiền
ảo, trước tiên cần phải công nhận tiền ảo là một loại
tài sản và loại tài sản này cần phải được quản lý chặt
chẽ để tránh sự biến tướng như trong thời gian qua.
Tính kịp thời trong việc ban hành chính sách
luôn là một trong các yếu tố quyết định sự thành
công của chính sách đó, đồng thời cũng là một
thách thức đáng kể với các cơ quan có thẩm quyền.
Điển hình, tháng 8/2017, Thủ tướng Chính phủ đã
phê duyệt Đề án hoàn thiện khung pháp lý để quản
lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền
ảo… Theo đó, dự kiến, đến cuối năm 2020, Bộ Tư
pháp sẽ phải hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng
luật sửa đổi, bổ sung các luật liên quan đến tài sản
ảo, tiền ảo. Như vậy, dự kiến sẽ mất hơn 3 năm
để Việt Nam đưa ra được một khung chính sách
cơ bản đối với tiền mã hóa trong khi nhiều quốc
gia đã đi trước Việt Nam trong vấn đề này. Cũng
có khả năng vào thời điểm 2020, tiền mã hóa đã
không còn phổ biến và nhu cầu của xã hội lúc đó là
sự cần thiết điều chỉnh các mối quan hệ xã hội mới
phát sinh dựa trên nền tảng công nghệ blockchain,
ví dụ như hợp đồng thông minh.
Xây dựng chính sách bắt kịp với sự phát triển
của công nghệ là một thách thức không chỉ với Việt
Nam mà với nhiều quốc gia khác. Ở nước ta, công
tác xây dựng pháp luật mới được thực sự quan tâm
trong khoảng 20-25 năm trở lại đây. Sự thiếu kinh
nghiệm trong việc xây dựng chính sách kết hợp với
bối cảnh nhiều quan hệ xã hội mới được định hình
đã dẫn tới sự lúng túng của các nhà làm luật. Bên
cạnh áp lực về ban hành các chính sách kịp thời,
cuộc Cách mạng công nghệ 4.0 có thể sẽ còn thách
thức các nhà làm chính sách hơn khi đòi hỏi họ phải
hiểu cả về công nghệ để có thể nhìn ra được bản
chất của quan hệ xã hội bất kể “lớp vỏ” của các công
nghệ liên quan phức tạp như thế nào.
Cần ban hành khung pháp lý quản lý tiền ảo, tài
sản ảo. Các loại tiền ảo cũng là công cụ để thực hiện
việc rửa tiền, chuyển tài sản ra nước ngoài nhanh
chóng, bất hợp pháp... Vì vậy, Chính phủ cần ban
hành khung pháp lý quản lý chặt chẽ việc kinh
doanh, đầu tư tiền ảo nhằm bảo vệ quyền lợi cho
NĐT, góp phần bảo đảm an toàn cho thị trường
trường tài chính. Đặc biệt, việc kiểm soát các sàn giao
dịch, tổ chức những sự kiện quảng bá liên quan đến
đầu tư tiền kỹ thuật số phải được đăng ký và được cơ
quan chức năng xem xét kỹ nội dung mới được phép
tổ chức. Cụ thể:
Thứ nhất,
Ngân hàng Nhà nước cần sớm phối
hợp với các bộ, ngành để đề xuất biện pháp quản lý
phù hợp đối với tài sản ảo, tiền ảo trong thời gian
tới. Theo đó, cần có đinh nghia cũng như có một
hành lang pháp lý và quản lý thông nhât, ro rang
về cac đông tiên ao.
Thứ hai,
để quản lý hiệu quả đồng tiền ảo cần
phải nhận diện đầy đủ, chính xác bản chất của tài
sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo theo kinh nghiệm nước
ngoài và thực tiễn Việt Nam; Mối quan hệ với tài
sản thực, tiền thực; Vai trò của tài sản ảo, tiền điện
tử, tiền ảo và tác động của tài sản ảo, tiền điện tử,
tiền ảo tới pháp luật.
Thứ ba,
rà soát, đánh giá thực trạng khung pháp
lý về tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo của Việt Nam,
kinh nghiệm điều chỉnh của nước ngoài và tác động
tới hệ thống pháp luật liên quan của Việt Nam
nhằm nhận diện và xác định thái độ của cơ quan
Nhà nước đối với các vấn đề pháp lý liên quan.
Thứ tư,
cần xác định rõ các nhiệm vụ, công việc
cụ thể và những định hướng để xây dựng, hoàn
thiện pháp luật về tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo
nhằm đảm bảo tương ứng và các rủi ro liên quan để
kiểm soát, giảm thiểu các rủi ro này nhưng không
được ảnh hưởng đến sáng tạo và khởi nghiệp sáng
tạo, đảm bảo bảo tính linh hoạt để phù hợp với sự
thay đổi trong sự phát triển không ngừng của công
nghệ thông tin, thương mại điện tử.
Tài liệu tham khảo:
1. Quốc hội, Bộ luật Hình sự 2015;
2. Chính phủ, Nghị định số 96/2014/NĐ- CP về xử phạt hành chính trong lĩnh
vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng
các phương tiện thanh toán không hợp pháp;
3. Đề án hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo,
tiền điện tử, tiền ảo;
4. Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, Thủ tướng yêu cầu hoàn thiện khung pháp
lý quản lý tiền ảo, truy cập
;
5. ThS. Nguyễn Phan Anh, Đánh giá xu hướng đầu tư vào tiền ảo và khuyến
nghị đặt ra cho các nhà đầu tư, Tạp chí Tài chính số tháng 3/2018;
6. Bộ Tư pháp, Hội thảo “Xây dựng khung pháp lý về tiền ảo tại Việt Nam –
Một số vấn đề đặt ra”, tháng 4/2018.
HÌNH 2: GIÁ TRỊ BITCOIN THỜI ĐIỂM THÁNG 6/2017
Nguồn: Blockchain.info
1...,12,13,14,15,16,17,18,19,20,21 23,24,25,26,27,28,29,30,31,32,...109
Powered by FlippingBook