TCTC (2018) so 5 ky 1 đầy đủ - page 25

24
QUẢN LÝ CÁC LOẠI TIỀN ẢO, TIỀN ĐIỆN TỬ
thành lập một đội nghiên cứu phát triển tiền mã hóa
pháp định năm 2014 và PBOC cho rằng điều kiện đã
chín muồi và cần nắm lấy công nghệ này. Mặc dù,
Trung Quốc chưa ấn định ngày phát hành tiền mã hóa
nhưng các quan chức nước này cho rằng, tiền mã hóa
sẽ giúp cải thiện hiệu quả của hoạt động thanh toán
và giúp cho việc quản lý tiền tệ được chính xác hơn.
Các tổ chức quốc tế lớn
Hội đồng ổn định tài chính (FSB)
FSB cho rằng, các tài sản mã hóa hiện tại không
thay thế cho tiền tệ do việc sử dụng còn hạn chế đối
với kinh tế và các giao dịch tài chính. Tuy nhiên, thị
trường tài chính, tiền tệ tiếp tục phát triển nhanh
chóng và nếu tài sản mật mã được sử dụng rộng rãi
trong các giao dịch hoặc liên kết chặt chẽ hơn với
hệ thống tài chính. FSB xác định các chỉ số để tăng
cường giám sát các rủi ro về tài chính, do các tài sản
mã hóa đặt ra. Về quy trình quản lý tiền mã hóa sẽ
được xử lý rất kỹ lưỡng để không cản trở sự phát
triển của công nghệ. Bên cạnh đó, do tính chất toàn
cầu của các thị trường tiền mã hóa, các nhà quản lý
cần sự phối hợp quốc tế hơn nữa.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF)
IMF lo ngại tiền mã hóa sẽ được các tổ chức tội
phạm sử dụng để rửa tiền. Giao dịch tiền mã hóa
được thực hiện ẩn danh giống như các giao dịch tiền
mặt. Do đó, nó có thể trở thành một phương tiện
mới để rửa tiền và tài trợ khủng bố.
Trong khi tiền mã hóa có thể gây ra rủi ro, IMF
cho rằng công nghệ cơ bản đằng sau chúng có thể
là giải pháp để giảm thiểu rủi ro. IMF đề xuất, các
giải pháp giảm thiểu rủi ro sẽ mang hình thức công
nghệ sổ cái phân tán hoạt động như một chuỗi
Blockchain cho phép các tổ chức tài chính và các
nhà quản lý điều phối cùng với sinh trắc học và trí
tuệ nhân tạo nhằm cải thiện an ninh số và xác định
hành vi đáng ngờ.
Gợi ý chính sách cho Việt Nam
Ở Việt Nam, việc quản lý, giám sát tiền mã hóa
đang ở giai đoạn sơ khai, do đó bài toán đặt ra là
làm thế nào để theo kịp dòng chảy phát triển của
khoa học công nghệ, tận dụng những thành tựu
công nghệ để phát triển kinh tế trong dài hạn. Trên
thực tế, tiền mã hóa và những nền tảng công nghệ
đằng sau nó khiến các nhà quản lý trên toàn cầu
vẫn đang nghiên cứu và tìm hiểu. Do đó, để quản lý
giám sát hiệu quả tiền mã hóa ở Việt Nam cần triển
khai thực hiện một số nội dung sau:
Thứ nhất,
cần xác định rõ “định nghĩa” tiền mã
hóa. Liệu tiền mã hóa là tài sản tài chính hay một
loại tiền tệ? Từ đó, phân định cụ thể quyền hạn
và trách nhiệm của các cơ quan quản lý, giám sát
chuyên ngành phù hợp. Trong ngắn hạn, có thể các
quy định pháp lý chưa bao trùm hết đối với các
loại hình của tiền mã hóa, song theo kinh nghiệm
của Mỹ thì có thể xác định nhiệm vụ trọng tâm với
Tokens và ICOs.
Thứ hai
, cần rà soát, kiểm tra, xử phạt, thực hiện
nghiêm lệnh cấm sử dụng tiền ảo Bitcoin và các
đồng tiền mã hóa khác làm phương tiện thanh toán.
Phần lớn các nước và tổ chức quốc tế đều chưa có
những quy định cụ thể về việc lưu hành, sử dụng
và quản lý tiền mã hóa, coi Bitcoin và các đồng tiền
mã hóa khác không phải là tiền pháp định và những
giao dịch bằng các đồng tiền này sẽ không được
pháp luật bảo vệ. Các nước đều đẩy mạnh tuyên
truyền cho người dân hiểu về công nghệ blockchain
và các đồng tiền mã hóa để tránh các rủi ro như các
hoạt động theo mô hình đa cấp, lừa đảo…
Thứ ba,
nên tận dụng thế mạnh của công nghệ
đằng sau tiền mã hóa thay vì tập trung nhiều vào
việc thắt chặt quá mức cần thiết loại tiền này. Công
nghệ blockchain mang lại nhiều lợi thế cho hệ thống
tài chính, đặc biệt là đối với hệ thống thanh toán. Do
đó, công nghệ blockchain sẽ là một nền tảng quan
trọng đối với định hướng nền kinh tế không tiền
mặt của Việt Nam. Về công nghệ quản lý tiền mã
hóa, nên tham khảo công nghệ mà IMF đã đề xuất
là công nghệ sổ cái phân tán.
Thứ tư,
đẩy mạnh hợp tác quốc tế để tăng cường
các biện pháp quản lý, giám sát đối với các giao dịch
liên quan tới tiền mã hóa xuyên biên giới.
Tài liệu tham khảo:
1. Quyết định số 1255/QĐ-TTg ngày 21/08/2017 phê duyệt Đề án hoàn thiện
khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền
mã hóa;
2. FSB (2018), Chair’s letter to G20 Finance Ministers and Central Bank
Governors. Available at
P180318.pdf;
3. Lagarde C.(2018), “Addressing the Dark Side of the Crypto World”, IMF Blog,
Available at
-
of-the-crypto-world/;
4. Matthias Goldmann (2018), Grygoriy Pustovit Governing Cryptocurrencies
through Forward Guidance . Available at
fileadmin/user_upload/editor_common/Policy_Center/SAFE_Policy_
Letter_68.pdf;
5. Glazer F. (2018).Global Cryptocurrency Regulation Update. Available at
9778df2b6eac.
1...,15,16,17,18,19,20,21,22,23,24 26,27,28,29,30,31,32,33,34,35,...109
Powered by FlippingBook