TCTC (2018) so 5 ky 1 đầy đủ - page 39

38
CHUYÊN ĐỀ: PHÁT TRIỂN KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐẾN NĂM 2020
KBNN xây dựng văn hoá công sở, đạo đức nghề
nghiệp nơi mà quản lý rủi ro được đánh giá cao,
được xem là một phần không thể tách rời của hoạt
động quản lý ngân quỹ và được coi là trách nhiệm
của mọi cán bộ, công chức.
Bộ máy quản lý rủi ro, phân định quyền hạn,
trách nhiệm trong quản lý rủi ro hoạt động
sử dụng ngân quỹ tại KBNN
Để thực hiện quản lý rủi ro, cần có bộ máy quản lý
vận hành thông suốt, theo thứ bậc hành chính, trong
đó người đứng đầu trong cơ cấu tổ chức là Tổng Giám
đốc. Giúp việc cho Tổng Giámđốc về các hoạt động sử
dụng ngân quỹ và quản lý rủi ro hoạt động sử dụng
ngân quỹ là Phó Tổng giám đốc phụ trách. Các đơn vị
giúp việc bao gồm các đơn vị Cục Quản lý ngân quỹ;
Cục Kế toán nhà nước, Sở Giao dịch KBNN, Vụ Tài vụ
quản trị, KBNN các tỉnh, thành phố.
Quy trình quản lý rủi ro
Quy trình quản lý rủi ro được thực hiện theo 04
bước: Nhận dạng rủi ro, đánh giá/đo lường rủi ro,
xây dựng các biện pháp quản lý rủi ro, theo dõi và
báo cáo. Tất cả các quy trình, thủ tục hiện có và các
quy trình, thủ tục mới trong tương lai đều đã và sẽ
được rà soát kỹ lưỡng để nhận dạng tất cả các rủi ro.
Nhận dạng rủi ro có thể được thực hiện thông qua
khảo sát, kiểm tra nội bộ, kết luận của kiểm toán...
Đối với rủi ro tín dụng, xây dựng hệ thống đánh
giá nội bộ về chất lượng tín dụng của các ngân hàng
thương mại dựa trên Bộ tiêu chí. Bộ tiêu chí được
chia thành 3 nhóm:
- Quan hệ tín dụng và lịch sử quan hệ tín dụng:
Đánh
giá khả năng thanh khoản, mức độ tin cậy tín dụng
dựa trên thống kê về chất lượng, kết quả của các lần
giao dịch cũng như thời gian có quan hệ giao dịch.
- Mức độ cạnh tranh:
Thống kê và so sánh mức độ
cạnh tranh thông qua lãi suất, kỳ hạn, việc đáp ứng
các điều khoản đặc biệt (rút tiền gửi trước hạn, tiền
gửi có bảo đảm).
- Uy tín tín dụng:
Xếp hạng tín dụng theo xếp hạng
của Ngân hàng Nhà nước, thông tin về ngân hàng
trên các phương tiện thông tin đại chúng. Rủi ro thị
trường được đánh giá/đo lường bằng phương pháp
phân tích theo kịch bản; rủi ro tác nghiệp được đánh
giá/đo lường thông qua việc thu thập các thông tin
rủi ro, phân tích, xác định nguồn gốc, yếu tố rủi ro,
ước đoán tần số tổn thất, mức độ rủi ro.
Theo dõi, báo cáo rủi ro
Các thông tin về tình hình tín dụng của các đối
tác phải được thu thập thường xuyên. Bất cứ những
thông tin bất lợi về đối tác (hạ mức xếp hạng tín
dụng, tham nhũng nội bộ, hành vi vi phạm của
nhân viên với mục đích trục lợi, ăn cắp, đối tác bị
kiện tụng, liên quan đến các vấn đề về pháp luật...)
phải được xử lý kịp thời. Trường hợp xảy ra khủng
hoảng tín dụng, khủng hoảng thanh khoản, các
hạn mức đầu tư, các đối tác nơi gửi tiền được xem
xét lại để đảm bảo an toàn của các khoản sử dụng
ngân quỹ nhàn rỗi.
Các thay đổi, biến động trên thị trường phải
được theo dõi, thu thập thường xuyên. Bất cứ thay
đổi tích cực hay tiêu cực nào đều phải được phân
tích để có biện pháp ứng phó kịp thời. Trường
hợp thị trường diễn biến bất thường, không dự
báo được xu hướng, các hoạt động sử dụng ngân
quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi phải được xem
xét lại hoặc áp dụng các biện pháp khẩn cấp để
bảo toàn ngân quỹ nhà nước.
Các bộ phận nghiệp vụ lập Nhật ký rủi ro để
theo dõi, ghi chép rủi ro. Định kỳ 06 tháng, 12 tháng,
Phòng Quản lý rủi ro thực hiện phân loại các rủi ro
được ghi chép theo loại tổn thất và nguyên nhân,
đánh giá rủi ro theo xác suất xảy ra và mức độ
nghiêm trọng của hậu quả, lập thứ tự ưu tiên xử lý
rủi ro tác nghiệp theo xếp hạng mức độ rủi ro. Đối
với những rủi ro tác nghiệp đặc biệt nghiêm trọng,
hoặc xảy ra thường xuyên, Phòng Quản lý rủi ro lập
đề xuất điều chỉnh lại quy trình nghiệp vụ để hạn
chế khả năng lặp lại những rủi ro này.
Đánh giá, cập nhật và hoàn thiện Khung quản lý rủi ro
Khung quản lý rủi ro được thực hiện đánh giá
lại theo từng năm. Các phương pháp, mô hình phân
tích rủi ro hoặc công nghệ thông tin phục vụ phân
tích rủi ro mới, phù hợp sẽ được nghiên cứu và ứng
dụng trong điều kiện cho phép.
Việc đánh giá thường niên cũng nhằm đảm bảo
mọi rủi ro mới và các biện pháp quản lý rủi ro đi
kèm được cập nhật kịp thời; cũng như đảm bảo
Khung quản lý rủi ro luôn phù hợp và đồng bộ với
những thay đổi về chính sách, chiến lược, kế hoạch.
Tài liệu tham khảo:
1. Giảipháphoànthiệnquản lýngânquỹKBNN,ĐềtàicấpbộcủaKBNNnăm2009;
2. Xây dựng khung quản lý rủi ro hoạt động sử dụng ngân quỹ nhà nước, đề
tài cấp ngành hệ thống KBNN năm 2017;
3. Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020;
4. Nghị định số 24/2016/ND-CP ngày 05/4/2016 của Chính phủ quy định về
chế độ quản lý ngân quỹ nhà nước;
5. Thông tư số 314/2006/TT-BTC ngày 28/11/2016 hướng dẫn một số điều của
Nghị định số 24/2015/ND-CP.
1...,29,30,31,32,33,34,35,36,37,38 40,41,42,43,44,45,46,47,48,49,...109
Powered by FlippingBook