TCTC (2018) so 5 ky 1 đầy đủ - page 41

40
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
cứu đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm ổn định
lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam.
Mô hình, phương pháp và dữ liệu nghiên cứu
Mô hình và phương pháp nghiên cứu: Dựa trên
các mô hình nghiên cứu của Faria (2001) và Mallik và
Chowdhury (2001), tác giả sử dụng mô hình VAR để
nghiên cứu mối quan hệ giữa lạm phát (CPI) và tăng
trưởng kinh tế (tốc độ tăng trưởng GDP) tại Việt Nam.
Mô hình VAR(p) có dạng như sau:
= +
Φ
Φ
+...+
Φ
(1)
+
+
t
Trong đó: y
t
là ma trận cột cấp 2x1; p: là độ trễ
của y
t
; β: là ma trận cấp 2x1; Φ: là các ma trận vuông
cấp 2x2; u
t
: Là nhiễu trắng.
Dữ liệu nghiên cứu sử dụng trong đề tài được
thu thập từ 3 nguồn chủ yếu: IMF, trang Thông tin
Kinh tế thương mại và Tổng cục Thống kê, giai đoạn
từ quý I/2000 đến quý IV/2017. Bảng 1 mô tả giá trị
trung bình, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất và số
quan sát dùng trong nghiên cứu.
Hàm phản ứng đẩy và kết luận
Trên cơ sở kết quả thực hiện các kiểm định của
mô hình VAR như kiểm định tính dừng, kiểm định
lựa chọn độ trễ tối ưu, kiểm định nhân quả granger,
kiểm định tự tương quan của phần dư và kiểm định
tính ổn định của mô hình cho thấy, mô hình đều
thỏa mãn các điều kiện của mô hình VAR.
Thứ nhất,
phản ứng của lạm phát khi có các cú
sốc của tốc độ tăng trưởng kinh tế: Kết quả phân
tích hàm phản ứng đẩy của các biến trong ước lượng
VAR cho thấy, khi tăng trưởng kinh tế tăng lên một
độ lệch chuẩn, lạm phát giảm nhẹ 6,47% trong quý
thứ 1, tuy nhiên từ quý 2 đến quý 4 thì các cú sốc
tăng trưởng kinh tế tác động mạnh, tích cực đến lạm
phát và mạnh nhất là tăng 85,05% vào quý 3. Mặt
khác, từ quý thứ 5 trở đi các cú sốc của tăng trưởng
kinh tế lại bắt đầu tác động ngược chiều đến lạm
phát và bắt đầu tắt dần sau quý thứ 12 (sau 3 năm).
Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa thống kê tại mức ý
nghĩa 5%. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng kinh tế
có xu hướng tác động tích cực đến lạm phát của Việt
Nam. Do đó, có thể kết luận, trong ngắn hạn tốc độ
tăng trưởng kinh tế tác động tích cực đến lạm phát
của Việt Nam, trong dài hạn mối quan hệ này có thể
sẽ thay đổi chiều tác động và sẽ kéo dài đến 3 năm
sau đó tắt dần.
Thứ hai,
phản ứng của tốc độ tăng trưởng kinh
tế khi có các cú sốc của lạm phát: Kết quả phân tích
hàm phản ứng đẩy của các biến trong ước lượng
VAR cho thấy, khiCPI tăng lên một độ lệch chuẩn,
thì tốc độ tăng trưởng GDP giảm 4.36% trong quý
thứ 1, mức giảm này tăng dần cho đến quý thứ 3
(giảm mạnh nhất là quý thứ 2 giảm 10,99%) và tắt
dần cho đến sau quý thứ 3, kết quả nghiên cứu có
ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 5%. Từ kết quả
này, khẳng định trong ngắn hạn, lạm phát tác động
ngược chiều với tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam, phù hợp với các nghiên cứu thực nghiệm của
Den Haan và Wouter (2000), Mallik và Chowdhury
(2001) và Faria (2001).
Hàm ý chính sách
Lạm phát và tăng trưởng kinh tế tồn tại mối
HÌNH 1: PHẢN ỨNG CỦA CPI_SA ĐỐI VỚI GDP_SA
Nguồn: Phân tích của nhóm tác giả từ số liệu của IMF
BẢNG 1: BẢNG THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC BIẾN
Biến
Số quan
sát
Giá trị
trung bình
Giá trị
nhỏ nhất
Giá trị
lớn nhất
Bảng 1.1. Mô tả dữ liệu
GDP
72
6.7237
3.140
9.2609
CPI
72
7.1938
- 2.365 27.7345
Bảng 1.2. Mô tả dữ liệu đã xử lý tính mùa vụ
GDP_SA
72
6.7237
5.0378
8.4041
CPI_SA
72
7.1938 - 2.2215 20.6942
Nguồn: Phân tích của nhóm tác giả từ số liệu của IMF.
HÌNH 2: PHẢN ỨNG CỦA CPI_SA ĐỐI VỚI GDP_SA
Nguồn: Phân tích của nhóm tác giả từ số liệu của IMF
1...,31,32,33,34,35,36,37,38,39,40 42,43,44,45,46,47,48,49,50,51,...109
Powered by FlippingBook