TCTC (2018) so 5 ky 1 đầy đủ - page 42

TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2018
41
quan hệ trong ngắn hạn và dài hạn, do đó, Chính
phủ cần có cơ chế phối hợp đồng bộ, toàn diện
giữa các chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt là sự
phối hợp chặt chẽ từ khâu hoạch định chính sách
tiền tệ, chính sách tài khoá, chính sách tỷ giá và
các chính sách khác để giải quyết để đạt được
các mục tiêu kiềm chế, duy trì ổn định lạm phát
và kích thích tăng trưởng. Trong ngắn hạn, cần
đẩy mạnh các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế và kiềm chế được lạm phát. Tuy nhiên,
kết quả nghiên cứu cho thấy, tồn mối quan hệ
cùng chiều giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế
trong dài hạn, do đó cần có chính sách điều tiết
lạm phát phù hợp nhằm kích thích tăng trưởng
kinh tế. Một số hàm ý chính sách đối với Việt
Nam như sau:
Thứ nhất,
đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền
vững lên hàng đầu. Trong chính sách quản lý kinh
tế, cần tuân thủ nghiêm các mục tiêu kế hoạch đã
đặt ra, tránh tình trạng phải từ bỏ mục tiêu tăng
trưởng hiện tại để kiềm chế lạm phát, hoặc đặt kỳ
vọng tăng trưởng quá cao sẽ gây hiện tượng tăng
trưởng nóng, gây áp lực lên lạm phát và đời sống
của người dân. Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô
trong mọi tình huống ổn định để phát triển và phát
triển trong ổn định. Đây là biện pháp tiên quyết,
trong đó luôn chủ động bảo đảm ở mức tốt nhất
các cam đối kinh tế vĩ mô, kịp thời có biện pháp xử
lý hoặc làm giảm các biểu hiện như thâm hụt quá
mức cán cân thanh toán, nhập siêu, tình trạng căng
thẳng và mất cân đối về vốn đầu tư, nợ tồn đọng
vốn đầu tư…
Thứ hai,
Chính phủ không nên theo đuổi mục
tiêu giữ lạm phát thấp bằng mọi giá, cần thực hiện
các chính sách hướng tới mục tiêu ưu tiên hàng
đầu là thúc đẩy tăng trưởng nhanh để rút ngắn
thời gian thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước. Thực tế cho thấy, lạm phát cũng bị chi
phối bởi những yếu tố khác. Do vậy, Chính phủ
cần thực hiện các biện pháp nhằm ổn định lạm
phát, tạo tiền đề để thúc đẩy tăng trưởng một cách
bền vững, tránh những cú sốc lạm phát không có
lợi cho nền kinh tế.
Tài liệu tham khảo:
1. ThS. Nguyễn Minh Sáng & Ngô Nữ Diệu Khuê (2015), Lạm phát và tăng
trưởng kinh tế: Nghiên cứu thực nghiệm các nước đang phát triển và trường
hợp Việt Nam, Tạp chí Phát triển & hội nhập số 21, tháng 03-04/2015.
2. Den Haan and Wouter 2000, “The comovement between output and prices”,
J. Monetary Econ., Vol 46, pp. 3-30;
3. Faria and Carneiro 2001, “Does Inflation Affect Growth in the Long and
Short run”, Journal of Applied Economic, Vol. 4, No. 1. pp. 89-105;
4. Khan và Sehadji 2001, “Threshold Effects in the Relationship Between
Inflation and Growth”, IMF Staff Papers, Vol. 48, No. 1.
5. Mallik and Chowdhury 2001, “Inflation and Economic Growth: Evidence from four
SouthAsianCountri.es”,Asia-PacificDevelopmentJournal,Vol.8,No.1.pp.123-135;
6. Umaru and Zubairu 2012, “Effect of Inflation on the Growth and
Development of the Nigerian Economy: An Empirical Analysis”, International
Journal of Business and Social Science, Vol 3(10), pp. 183-191;
7. Các website: imf.org, tradingeconomics.com, gso.gov.vn…
BẢNG 2: CÁC TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ TIÊU CỰC CỦA LẠM PHÁT ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
STT
Tác động tích cực
Tác động tiêu cực
1
Lạm phát có thể tác động tích cực đến tăng trưởng kinh
tế thông qua kênh tiết kiệm và đầu tư. Lạm phát thấp ở
mức hợp lý sẽ làm đầu tư trở nên hấp dẫn hơn là nắm giữ
tiền mặt vì việc nắm giữ tiền mặt làm giảm giá trị của nó
nhanh hơn so với đầu tư. Lạm phát vừa phải giúp các nhà
sản xuất có thể giảm chi phí thực sự để mua đầu vào lao
động, từ đó gia tăng tiết kiệm và đầu tư, khuyến khích họ
mở rộng quy mô sản xuất.
Lạm phát làm biến đổi giá tương đối và phân bổ sai các nguồn
lực. Fischer (1993) cho rằng, lạm phát làm sai lệch trong việc phân
phối các nguồn tài nguyên do những thay đổi bất lợi đối với giá
cả tương quan. Khi nền kinh tế xảy ra lạm phát, giá của các hàng
hóa thay đổi khác nhau dẫn tới giá tương đối của chúng cũng
thay đổi, các quyết định của người tiêu dùng bị biến dạng và thị
trường mất khả năng phân bổ nguồn lực hiệu quả.
2
Lạm phát có mối quan hệ tỷ lệ thuận với tăng trưởng
thông qua tác động kích cầu. Lạm phát tạo ra tâm lý giá
tăng nên mọi người có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn
hoặc mua hàng hóa tích trữ, do đó làm gia tăng tổng cầu.
Bên cạnh đó, lạm phát thường kéo theo việc phá giá của
đồng nội tệ, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và
có xu hướng làm tăng xuất khẩu ròng.
Lạm phát làm suy giảm đầu tư - hoạt động nguồn, đầu vào của
nền kinh tế. Tính không chắc chắn trong sự biến động của lạm
phát chính là nguyên nhân làm suy giảm đầu tư trong dài hạn.
Vì các nhà đầu tư không thể tính toán chính xác lãi suất thực thu
được từ hoạt động đầu tư nên họ không dám liều lĩnh đầu tư
nhiều, đặc biệt vào các dự án dài hạn.
3
Nhà nước có thể thông qua việc gia tăng cung tiền để
tăng cường phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học - công
nghệ, xây dựng cơ sở hạ tầng… Việc đầu tư xây dựng
thêm trường học, cơ sở giáo dục, viện nghiên cứu, xây
dựng nhà máy, xí nghiệp… sẽ góp phần nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực, trình độ khoa học - công nghệ, đáp
ứng các điều kiện cơ sở hạ tầng phục vụ cho các yêu cầu
phát triển kinh tế.
Lạm phát có thể tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế thông
qua những thay đổi trong chính sách tỷ giá. Bởi lạm phát thường
kéo theo việc nâng tỷ giá làm tăng chi phí nợ nước ngoài tính
bằng ngoại tệ của các doanh nghiệp và Chính phủ có nợ vay nước
ngoài, từ đó gia tăng nguy cơ vỡ nợ của các doanh nghiệp và
Chính phủ. Đối với một số nền kinh tế mở nhưng tỷ giá hối đoái
không hoàn toàn linh hoạt, lạm phát có thể làm thâm hụt cán
cân thương mại.
Nguồn: Tác giả tổng hợp
1...,32,33,34,35,36,37,38,39,40,41 43,44,45,46,47,48,49,50,51,52,...109
Powered by FlippingBook