TCTC (2018) so 5 ky 1 đầy đủ - page 44

TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2018
43
như trên là tích cực. Thế nhưng, ý kiến từ nhiều
chuyên gia cho rằng, so với tiềm năng hút vốn đầu
tư gián tiếp nước ngoài của TTCK Việt Nam, thì kết
quả hút thu vốn ngoại đạt được còn hạn chế, chưa
như mong đợi. Đây là một trong những lý do tại Chỉ
thị số 07/CT-TTg về tiếp tục đẩy mạnh triển khai,
thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 35/NQ-CP về hỗ
trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, được
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký ban
hành vào đầu tháng 3/2018 có giao Bộ Tài chính sửa
đổi Luật Chứng khoán nhằm cải thiện các điều kiện
đầu tư gián tiếp nước ngoài...
Nỗ lực tháo gỡ nhưng vẫn còn vướng mắc
Nhằm tháo gỡ vướngmắc về nới “room” cho NĐT
nước ngoài, trên cơ sở đề xuất của Bộ Tài chính, năm
2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 60/2015/
NĐ-CP hướng dẫn Luật Chứng khoán. Theo đó, lần
đầu tiên NĐT nước ngoài được đầu tư không hạn
chế vào các công ty đại chúng mà ngành nghề không
thuộc: Ngành, nghề có quy định về tỷ lệ sở hữu nước
ngoài thuộc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành
viên; ngành, nghề đầu tư kinh doanh mà pháp luật
chuyên ngành quy định cụ thể tỷ lệ sở hữu nước
ngoài... Điều này, góp phần cải thiện khả năng thu
hút dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài chảy vào
Việt Nam trong thời gian qua. Tuy nhiên, thực tế áp
dụng cơ chế nới room cho NĐT nước ngoài tại Nghị
định số 60/2015/NĐ-CP từ năm 2015 đến nay một số
vướng mắc bộc lộ, ảnh hưởng đến cải thiện khả năng
thu hút dòng vốn này của TTCK Việt Nam. Vướng
mắc này có liên quan đến các quy định của Luật Đầu
tư. Theo ông Dominic Scriven- Chủ tịch của Dragon
Capital, Trưởng nhóm Công tác thị trường vốn Diễn
đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF) nhìn nhận, với
quy định của Nghị định số 60/2015/NĐ-CP, sở hữu
nước ngoài có thể thay đổi trên dưới 49% trên thị
trường, nên các công ty Việt Nam phải đối phó với
Luật Đầu tư theo hướng là nay là công ty ta, mai là
công ty tây, ngày kia là DN ta...
Là cơ quan đề xuất Chính phủ ban hành cơ chế
nới “room” cho NĐT nước ngoài, Bộ Tài chính thẳng
thắn nhìn nhận cơ chế hiện hành đang bộc lộ vướng
mắc. Cụ thể, kể từ khi Nghị định số 60/2015/NĐ-CP
và các văn bản hướng dẫn liên quan khác có hiệu lực
đến nay, trong thực tiễn triển khai thi hành, cơ quan
quản lý nhận thấy đa số các công ty đại chúng đều
đăng ký rất nhiều ngành nghề kinh doanh, trong đó
có những ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo
quy định của Luật Đầu tư năm 2014. Tuy nhiên, đối
với nhiều ngành nghề kinh doanh có điều kiện, pháp
luật chuyên ngành chưa quy định hoặc không quy
định tỷ lệ sở hữu của NĐT nước ngoài mà chỉ giới hạn
phạm vi hoạt động của NĐT nước ngoài. Việc pháp
luật chuyên ngành về chứng khoán phải xác định tỷ
lệ sở hữu nước ngoài đối với công ty đại chúng hoạt
động trong ngành, nghề kinh doanh có điều kiện là
khó chính xác, không thực sự phù hợp, thống nhất
với pháp luật chuyên ngành. Khi trở thành tổ chức có
trên 51% vốn nước ngoài, theo Luật Đầu tư năm 2014
và các quy định pháp luật khác có liên quan, DN sẽ
phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư
theo quy định đối với NĐT nước ngoài khi đầu tư
thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ
phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế... chịu các
ràng buộc nhất định trong hoạt động kinh doanh
theo hướng chặt chẽ hơn so với các DN trong nước;
không được phép thực hiện một số ngành, nghề kinh
doanh đối với NĐT nước ngoài theo quy định của các
điều ước quốc tế và pháp luật Việt Nam.
Do những vấn đề phát sinh trên mà thực tế nhiều
DN “chưa mặn mà” với chính sách tăng tỷ lệ sở hữu
nước ngoài. Thậm chí, có trường hợp một số DN
không bị giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài nhưng tự
ấn định một tỷ lệ sở hữu nước ngoài thấp hơn pháp
luật quy định. Ngoài ra, việc xác định tỷ lệ sở hữu
của NĐT nước ngoài trong trường hợp các điều ước
quốc tế có quy định khác nhau về tỷ lệ sở hữu nước
ngoài đối với cùng một ngành, nghề còn lúng túng
do chưa có hướng dẫn cụ thể.
Những hạn chế trên nếu không được giải quyết,
mục tiêu và giải pháp xây dựng cơ chế thu hút NĐT
nước ngoài, khuyến khích đầu tư dài hạn tại Chiến
lược phát triển TTCK Việt Nam đến năm 2020 không
đạt được. Các DN trong nước sẽ giảm đi cơ hội thu
hút được các NĐT nước ngoài có tiềm lực về tài chính,
khả năng về quản trị công ty tốt, có hệ thống máy móc,
thiết bị khoa học công nghệ cao…
Định hướng sửa đổi cơ chế
Trong bối cảnh Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng
khoán Nhà nước đang nỗ lực sửa đổi Luật Chứng
khoán, nhiều ý kiến từ các NĐT, chuyên gia góp ý
đề xuất Luật Chứng khoán sửa đổi cần cho phép sở
hữu nước ngoài đến 100% tại các công ty đại chúng
Tổng giá trị mua ròng của nhà đầu tư nước
ngoài trên thị trường chứng khoán trong năm
2017 ước đạt 1,85 tỷ USD, tăng gấp 6,5 lần so
với năm 2016. Tỷ lệ sở hữu nước ngoài trên
thị trường cổ phiếu ước đạt 19,7% và trên thị
trường trái phiếu ước đạt 5,3%.
1...,34,35,36,37,38,39,40,41,42,43 45,46,47,48,49,50,51,52,53,54,...109
Powered by FlippingBook