TCTC (2018) so 5 ky 1 đầy đủ - page 47

46
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
bất cập, chủ yếu vẫn là trình độ sơ cấp và dưới 3
tháng (chiếm 88%). Tuyển sinh GDNN khó khăn,
cơ sở vật chất, thiết bị của nhiều cơ sở GDNN chưa
đáp ứng được yêu cầu; Chương trình, giáo trình đào
tạo chưa thường xuyên cập nhật, bổ sung cho phù
hợp; Chất lượng, hiệu quả đào tạo của nhiều cơ sở
GDNN chưa gắn bó hữu cơ với nhu cầu nhân lực
của từng ngành, từng địa phương; Mối quan hệ với
DN còn lỏng lẻo...
Trong việc thực hiện cơ chế tài chính đối với các
cơ sở GDNN công lập, vấn đề nổi lên là mặc dù Nghị
định số 16/2015/NĐ-CP đã thể hiện rõ mục tiêu đổi
mới toàn diện các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy
mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm
đối với các đơn vị về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ
máy, nhân sự và tài chính nhưng nhiều trường hiện
nay vẫn còn lúng túng trong thực thi. Thực tế cho
thấy, có nhiều yếu tố tác động, kìm hãm hoạt động
tự chủ của các trường, tập trung nhất là sức ỳ, thói
quen quản lý theo lối mòn cũ và hệ thống rào cản
của các quy định, quy chế chưa theo kịp thực tiễn
đổi mới giáo dục đại học, cao đẳng nói chung.
Một trong những khó khăn lớn mà các cơ sở
GDNN công lập gặp phải hiện nay trong thực hiện
tự chủ bắt nguồn từ cơ chế, chính sách. Đơn vị chưa
được giao quyền tự chủ đồng bộ về xây dựng kế
hoạch, thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân
sự và tài chính. Các trường công lập được đầu tư
từ nguồn vốn ngân sách, người đứng đầu trường là
người được Nhà nước cử quản lý phần vốn, có trách
nhiệm và tự chủ toàn bộ đối với phát triển hoạt động
đào tạo sao cho bảo toàn và tăng thêm phần vốn.
Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, các trường công
lập không được vận hành theo đúng nghĩa này.
Người đứng đầu các trường công không được toàn
quyền quyết định mức học phí, đầu tư, bộ máy, bổ
nhiệm, cơ chế lương thưởng… mà nguồn thu phải
được thực hiện theo quy định, thu nộp vào ngân
sách và phải xin ý kiến, chờ cơ quan chủ quản phê
duyệt. Sự chưa rõ ràng trong quản lý nhà nước và
quản lý sở hữu bó buộc nhiều trường trong việc
quyết định hướng hoạt động, chương trình phát
triển. Về các nguyên nhân khách quan, các trường
thuộc hệ thống GDNN cũng phải đối mặt với nhiều
thách thức về quy mô tuyển sinh thấp do tâm lý
người học và gia đình không muốn học nghề. Đối
tượng học nghề chủ yếu là người có thu nhập thấp,
nguồn thu học phí thấp, trong khi chi phí đầu tư cho
cơ sở vật chất, thiết bị để dạy thực hành cao; mức
học phí không đủ bù đắp chi phí đào tạo.
Trước yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế, Nghị
quyết số 29/NQ-TW của Hội nghị Trung ương 8
khóa XI và Nghị quyết Đại hội XII của Đảng xác
định một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong 5
năm tới là đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục -
đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp
ứng yêu cầu của thị trường lao động, gắn với nhu
cầu phát triển kinh tế - xã hội và tiến bộ của khoa
học - công nghệ. Mặt khác, việc Việt Nam ký kết các
Hiệp định Thương mại tự do (FTA) song phương
và đa phương thế hệ mới, đặt ra cho nước ta nhiều
thách thức trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và
cơ cấu lao động.
Dự báo đến năm 2025, lao động Việt Nam sẽ có
sự dịch chuyển nhanh từ nông nghiệp sang công
nghiệp và dịch vụ, trong đó chủ yếu chuyển sang
dịch vụ. Giai đoạn 2016-2020 cần đào tạo GDNN
cho khoảng 12 triệu người, trong đó trình độ cao
đẳng chiếm khoảng 12%, trình độ trung cấp chiếm
khoảng 14,5%, trình độ sơ cấp chiếm khoảng 73%.
Thực tế đang đặt ra những đòi hỏi bức thiết về việc
phải đổi mới cơ bản và toàn diện, tạo sự đột phá
về chất lượng đào tạo GDNN, gắn chặt chẽ với thị
trường lao động, xã hội, chuyển mạnh đào tạo gắn
kết với việc làm và tạo việc làm bền vững, xuất
khẩu lao động, an sinh xã hội; Tạo điều kiện thu
hút mọi nguồn lực của xã hội để đổi mới, nâng cao
chất lượng GDNN, trong đó Nhà nước giữ vai trò
chủ đạo; tăng cường khả năng tự chủ của các cơ sở
GDNN công lập.
Giải pháp huy động nguồn tài chính
cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Để thực hiện được nhiệm vụ đổi mới và nâng
cao chất lượng GDNN, cần thực hiện đồng bộ nhiều
giải pháp như: Đổi mới công tác quản lý GDNN;
Chuẩn hóa và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán
bộ quản lý GDNN; Rà soát, sắp xếp mạng lưới cơ
sở GDNN trên cơ sở dự báo nhân lực theo lĩnh vực,
địa bàn quản lý theo hướng giảm đầu mối, tăng
quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo;
Các cơ sở GDNN cần đổi mới chương trình và công
tác tổ chức, quản lý đào tạo trên cơ sở chuẩn đầu
ra; Tiếp tục chuẩn hóa và phát triển cơ sở vật chất
Dự báo đến năm 2025, lao động Việt Nam sẽ
có sự dịch chuyển nhanh từ nông nghiệp sang
công nghiệp và dịch vụ, trong đó chủ yếu
chuyển sang dịch vụ. Giai đoạn 2016-2020 cần
đào tạo giáo dục nghề nghiệp cho khoảng 12
triệu người, trong đó trình độ cao đẳng chiếm
khoảng 12%, trình độ trung cấp chiếm khoảng
14,5%, trình độ sơ cấp chiếm khoảng 73%.
1...,37,38,39,40,41,42,43,44,45,46 48,49,50,51,52,53,54,55,56,57,...109
Powered by FlippingBook