TCTC (2018) so 5 ky 1 đầy đủ - page 48

TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2018
47
thiết bị, tập trung đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị
theo ngành, nghề theo chuẩn; Tăng cường gắn kết
đào tạo với DN... Cụ thể:
Thứ nhất,
đẩy mạnh cơ chế tự chủ để đổi mới
quản lý GDNN. Cần xác định, đây là xu hướng tất
yếu mang tính quy luật tự nhiên trong môi trường
giáo dục toàn cầu hóa có cạnh tranh lành mạnh, có
định hướng rõ ràng của Nhà nước và được đảm
bảo kiểm soát chặt chẽ về chất lượng. Theo đó, tự
chủ không có nghĩa là giảm chi ngân sách nhà nước
(NSNN) mà là chuyển đổi phương thức đầu tư
NSNN cho GDNN theo hướng hiệu quả hơn, đầu tư
tập trung trọng tâm, trọng điểm. Cơ sở GDNN thực
hiện tự chủ được trao quyền tự chủ toàn diện về các
nội dung thực hiện nhiệm vụ, tổ chức, nhân sự và
tài chính. Đơn vị nâng cao được tính chủ động, sáng
tạo trong xây dựng kế hoạch; tuyển sinh, đào tạo,
nghiên cứu khoa học, cung cấp dịch vụ, tổ chức bộ
máy... Các nguồn lực tài chính được sử dụng hiệu
quả hơn; thông qua hợp tác liên doanh, liên kết huy
động được nhiều nguồn vốn để tăng cường cơ sở
vật chất, đổi mới trang thiết bị, từ đó nâng cao chất
lượng dịch vụ, cải thiện thu nhập cho cán bộ, nhà
giáo, tạo động lực để nâng cao chất lượng đào tạo.
Đi đôi với việc trao quyền tự chủ là tự chịu trách
nhiệm và trách nhiệm giải trình. Cơ sở GDNN nào
thực hiện tốt tự chủ sẽ nâng cao chất lượng quản
trị, chất lượng đào tạo và sẽ thành công trong quá
trình hội nhập.
Thứ hai,
khẩn trương sửa đổi, bổ sung các cơ
chế chính sách để hỗ trợ, khuyến khích cho thực
hiện tự chủ. Đồng thời, rà soát, tiếp tục xây dựng,
ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng
dẫn thi hành Luật GDNN và các luật có liên quan;
Sửa đổi, hoàn thiện cơ chế chính sách đồng bộ để
tăng cường tính tự chủ trong hoạt động đào tạo và
quản trị nhà trường nhằm tạo sự linh hoạt thích ứng
với sự thay đổi của khoa học công nghệ và yêu cầu
của thị trường lao động. Cần đặt ra lộ trình cụ thể
hướng đến trao quyền tự chủ hoàn toàn cho các cơ
sở giáo dục. Đồng thời, cần tách bạch rõ ràng giữa
chức năng quản lý nhà nước với chức năng quản lý
sở hữu công của các cơ quan chủ quản.
Chức năng quản lý nhà nước là quản lý tính tuân
thủ pháp luật liên quan đến hoạt động đào tạo nghề
bình đẳng giữa các cơ sở đào tạo nghề. Chức năng
sở hữu nhà nước dừng lại ở việc quản lý bảo toàn
và phát triển vốn, không can thiệp vào công tác
quản trị nội bộ của trường. Ngoài ra, cần thực hiện
chính sách hỗ trợ các đối tượng như ban hành danh
mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN (quy
định các ngành nghề và các đối tượng người học do
NSNN đảm bảo hoặc hỗ trợ); Phát triển dịch vụ sản
xuất kinh doanh gắn với đào tạo nghề nghiệp; Mở
rộng đối tượng được vay tín dụng để có khả năng
tài chính tham gia học tập; Xem xét hỗ trợ trong giai
đoạn đầu đối với các trường về cơ sở vật chất để đủ
tiêu chuẩn triển khai tự chủ tài chính hoàn toàn vào
năm 2020...
Thứ ba,
tăng cường gắn kết giữa nhà trường và
DN; Hoàn thiện các quy định để DN là chủ thể của
GDNN, được tham gia tất cả các công đoạn trong
quá trình đào tạo; Tăng cường việc gắn kết giữa cơ
sở GDNN và DN, trên cơ sở trách nhiệm xã hội của
DN, thực hiện chuyển đổi mạnh mẽ sang mô hình
chỉ đào tạo “những gì thị trường cần” và hướng tới
chỉ đào tạo “những gì thị trường sẽ cần”. Theo mô
hình này, việc gắn kết giữa cơ sở GDNN với DN
là yêu cầu được đặt ra; đồng thời, đẩy mạnh việc
hình thành các cơ sở đào tạo trong DN để chia sẻ
các nguồn lực chung: cơ sở vật chất, tài chính, nhân
lực, rút ngắn thời gian chuyển giao từ kiến thức, kỹ
năng vào thực tiễn cuộc sống.
Thứ tư,
cơ sở GDNN công lập cần đẩy mạnh các
hoạt động nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu công
nghệ, phương tiện dạy học và ứng dụng công nghệ
thông tin trong dạy học và quản lý đào tạo; Nâng cao
chất lượng nghiên cứu khoa học trong các cơ sởGDNN,
gắn nghiên cứu với các hoạt động chuyển giao tại cơ
sở; Tăng cường các hoạt động hợp tác đa phương, song
phương trong các lĩnh vực của GDNN như nghiên cứu
khoa học, trao đổi học thuật, đào tạo, bồi dưỡng giáo
viên, cán bộ quản lý, quản trị nhà trường.
Tài liệu tham khảo:
1. Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (năm 2010), Kinh nghiệm của một số nước
về phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ gắn với xây dựng
đội ngũ tri thức, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội;
2. TS. Nguyễn Hồng Minh, Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và những vấn đề
đặt ra đối với hệ thống GDNN Việt Nam, (truy cập:
.
net/cuoc-cach-mang-cong-nghiep-40-va-nhung-van-de-dat-ra-doi-voi-
he-thong-giao-duc-nghe-nghiep-1305754.html);
3. Để các trường nghề dứt “bầu sữa” ngân sách, (truy cập:
.
org.vn/de-cac-truong-nghe-dut-bau-sua-ngan-sach-501523.html);
4. Trường nghề tìm cơ hội để tự chủ (
baothoinay-xahoi/item/33384002-truong-nghe-tim-co-hoi-de-tu-
chu.html).
Đi đôi với việc trao quyền tự chủ là tự chịu trách
nhiệm và trách nhiệmgiải trình. Cơ sở giáo dục
nghề nghiệp nào thực hiện tốt tự chủ sẽ nâng
cao chất lượng quản trị, chất lượng đào tạo và
sẽ thành công trong quá trình hội nhập.
1...,38,39,40,41,42,43,44,45,46,47 49,50,51,52,53,54,55,56,57,58,...109
Powered by FlippingBook