TCTC (2018) so 5 ky 1 đầy đủ - page 49

48
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
2012. Tiếp đó, theo đề án tái cấu trúc, nhiều CTCK yếu
kém đã bị dừng hoạt động, một số CTCK phải sát
nhập vào CTCK khác. Như vậy, hiện nay trên TTCK
Việt Nam vẫn còn hơn 70 CTCK hoạt động, số lượng
này vẫn còn rất cao so với mục tiêu 30 CTCK do Ủy
ban Chứng khoán Nhà nước đề ra đến năm 2022.
Về tình hình tài chính: Các CTCK hoạt động trong
một lĩnh vực đặc thù, cần yêu cầu vốn pháp định với
các nghiệp vụ chứng khoán, do đó năng lực tài chính
có ảnh hưởng không nhỏ tới năng lực cạnh tranh giữa
các CTCK. Công ty có tiềm lực tài chính mạnh, nguồn
vốn lớn và ổn định có nhiều lợi thế phát triển sản
phẩm, mạng lưới, thương hiệu cũng như đầu tư con
người. Những điều này sẽ giúp công ty có thể nâng
cao năng lực cạnh tranh.
Về quy mô vốn điều lệ CTCK: Theo quy định của
Luật Chứng khoán, CTCK cần vốn điều lệ tối thiểu
300 tỷ đồng để có thể triển khai hết 4 nghiệp vụ chứng
khoán cho phép là môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát
hành và tư vấn.
Qua hình 1 có thể thấy, kể từ năm 2008 đến nay,
vốn điều lệ của các CTCK không ngừng tăng lên,
giúp các CTCK dễ dàng mở rộng hoạt động, cung cấp
nhiều loại hình dịch vụ hơn cho thị trường. Tính đến
ngày 31/12/2017, CTCK có quy mô vốn điều lệ lớn
nhất là CTCK Sài Gòn SSI với 5.000 tỷ đồng và công ty
có vốn điều lệ nhỏ nhất là Công ty TNHH tư vấn đầu
tư chứng khoán TC capital Việt Nam với 10 tỷ đồng.
Trong tổng số các CTCK ở thời điểm này, có 38 CTCK
có mức vốn điều lệ trên 300 tỷ đồng, chiếm 47% (trong
đó: Có 9 công ty có mức vốn điều lệ trên 1.000 tỷ đồng,
chiếm 11% trong tổng số) và còn lại có 43 CTCK có
quy mô vốn điều lệ dưới 300 tỷ đồng, chiếm 53%, theo
Tình hình hoạt động
của công ty chứng khoán hiện nay
Kể từ khi thị trường chứng khoán (TTCK) thành
lập đến nay, số lượng công ty chứng khoán (CTCK)
tại Việt Nam phát triển không ổn định, giai đoạn đầu
số lượng CTCK khá ít, khoảng 12 CTCK. Tuy nhiên, số
lượng CTCK tăng nhanh, đạt đỉnh 105 CTCK vào năm
NĂNG LỰC CẠNHTRANH CỦA CÁC CÔNGTY CHỨNGKHOÁN
TRONGĐIỀUKIỆNHIỆNNAY
LÊ ĐỨC TỐ
- Đại học Thương mại *
Sau gần 20 năm đồng hành cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam, các công
ty chứng khoán đã có bước phát triển mạnh mẽ, trở thành chủ thể trung gian quan trọng trên thị
trường, cung cấp hầu hết mọi dịch vụ từ môi giới, bảo lãnh phát hành, tư vấn…Tuy nhiên, trong
quá trình cạnh tranh, nhiều công ty chứng khoán tiềm lực yếu sẽ bị đào thải hoặc bị sáp nhập và
thị trường chỉ còn lại những công ty có năng lực, cung cấp được những dịch vụ làm thỏa mãn tối
ưu nhu cầu của khách hàng. Bài viết đánh giá thực trạng hoạt động của các công ty chứng khoán
hiện nay tại Việt Nam và đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao sức cạnh tranh của các công ty
trong thời gian tới.
Từ khóa: Công ty chứng khoán, thị trường chứng khoán, tình hình tài chính, nghiệp vụ chứng khoán
COMPETITIVENESS OF STOCK COMPANIES
After nearly 20 years of stock market
development in Vietnam, stock companies have
been developed strongly and become important
entities on the market who providing an entire
array of services from intermediatery to issuance
guarantee and consultancy. However, in
compeitition, weak companies have been kicked
out or devoured by bigger ones and, as a result,
there are only qualified companies who are able
to provide maximum products to the customers.
This paper evaluates the practical operation of
contemporary stock companies in Vietnam and
makes some recommendations to improve the
competitiveness of them for the coming time.
Keywords: Stock companies, stock market, financial
situation, stock activities
Ngày nhận bài: 10/4/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 26/4/2018
Ngày duyệt đăng: 3/5/2018
*Email:
1...,39,40,41,42,43,44,45,46,47,48 50,51,52,53,54,55,56,57,58,59,...109
Powered by FlippingBook