TCTC (2018) so 5 ky 1 đầy đủ - page 54

TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2018
53
Phương hướng vận dụng phương pháp đo lường
công nghệ thông tin đối với doanh nghiệp
Tại Việt Nam, hiện đã có phương pháp đánh giá
mức độ ứng dụng CNTT đối với các cơ quan nhà
nước, được cụ thể hóa tại Quyết định số 2342/QQĐ-
BTTTT ngày 18/12/2017 của Bộ Thông tin và Truyền
thông. Việc đánh giá mưc đô ưng dung CNTT cua cơ
quan nha nươc nhằm phục vụ công tác quản lý nhà
nước về ứng CNTT và xây dựng Chính phủ điện tử.
Tuy nhiên, hiện nay phương pháp đánh giá mức độ
ứng dụng CNTT cho các DN Việt Nam hầu như chưa
được nghiên cứu và triển khai một cách bài bản, các số
liệu thống kê về hiện trạng CNTT chủ yếu xoay quanh
một số chỉ số phục vụ công tác thống kê cho một số
ngành và lĩnh vực nhất định. Vì vậy, việc nghiên cứu lý
thuyết và tìm hiểu kinh nghiệm thực tiễn từ các nước
trên thế giới về phương pháp đánh giá năng lực CNTT
cho các DN là việc làm có ý nghĩa thiết thực.
Số liệu thống kê về hiện trạng CNTT hiện nay của
Việt Nam chủ yếu tập trung vào các chỉ tiêu: Về trang
thiết bị CNTT, tình hình sử dụng Email và các công cụ
mạng khác, tình hình triển khai Website DN, các chỉ số
về thamgia sàn thươngmại điện tử, chỉ số đánh giá hiệu
quả của việc bán hàng qua các công cụ trực tuyến…Chỉ
số này phần nào đãmô tả được hiện trạng CNTT của các
DNnhưng tương đối khó cho việc phân tích và đánh giá
các khía cạnh hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của
các DN, không đủ cơ sở để có chiến lược điều chỉnh và
phát triển năng lực của các DN đạt tới tầm cao của các
DN quốc tế trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
Nghiên cứu về năng lực CNTT cho thấy, mô hình
đánh giá năng lực CNTT của Man Zhang và cộng sự
có thể là cơ sở tham khảo tốt cho việc xây dựng mô
hình đánh giá năng lực CNTT của Việt Nam trong bối
cảnh hiện nay. Tác giả đã lựa chọn khảo sát với các
DN có hoạt động xuất khẩu trên địa bàn TP. Hà Nội,
để điều tra đánh giá việc sử dụng mô hình đo lường
CNTT như trên. Với kết quả phản hồi từ 412 DN, sau
khi làm sạch dữ liệu thu được kết quả được 363 bản
ghi để thực hiện tiến hành phân tích. Mẫu điều tra
sử dụng thang đo Likert 1-7. Một số nội
dung trong kết quả điều tra các yếu tố thu
thập được như sau:
- Yếu tố kiến trúc CNTT:
Về nhóm yếu tố kiến trúc CNTT cầu
lưu ý: Sự lồng ghép quy hoạch chiến
lược kinh doanh và kế hoạch CNTT còn
ở mức thấp 3,66. Điều này chứng tỏ còn
ít DN có chiến lược đầu tư bài bản CNTT
với quy trình kinh doanh và như vậy việc
đầu tư cho CNTT chưa thực sự tận dụng
được hết tiềm năng của CNTT đem lại.
Điều đó cũng được thể hiện ở các yếu tố
các DN còn hạn chế ở tầm nhìn về vai trò
của CNTT trong việc gia tăng giá trị DN
(mức nhận định trung bình 3,84).
- Yếu tố hạ tầng CNTT:
Ở nhóm yếu tố về hạ tầng CNTT của
DN, kết quả khảo sát cho thấy, sự phù hợp
của kiến trúcmạng được đánh giá cao nhất
4,52. Như vậy, về cơ bản hạ tầng CNTT kết
nối internet của Việt Nam nói chung đáp
ứng tốt cho nhu cầu của các DN, là điều
kiện thuận lợi để DN có thể khai thác và
ứng dụng trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của DN. Ở các khía cạnh khác về hạ
tầng CNTT cũng cho thấy, kết quả nhận
định và đánh giá tương đối tốt đó là DN
đã triển khai cơ sở dữ liệu có kiến trúc
tương đối phù hợp (mức đánh giá trung
bình 4,06). Điều này đã tạo điều kiện để
các nhân viên có thể trao đổi, học hỏi kinh
HÌNH 2: CÁC YẾU TỐ VỀ HẠ TẦNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả
HÌNH 3: CÁC YẾU TỐ VỀ NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả
1...,44,45,46,47,48,49,50,51,52,53 55,56,57,58,59,60,61,62,63,64,...109
Powered by FlippingBook