TCTC (2018) so 5 ky 1 đầy đủ - page 57

56
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Đối với quy mô thị trường
HNTC giúp mở rộng quy mô thị trường phát
hành TPCP thông qua việc tạo ra nguồn vốn dồi dào
hơn cho thị trường. Theo đó, các Chính phủ có thể
dễ dàng huy động vốn thông qua phát hành TPCP
trên thị trường nội địa và thế giới. Nguồn vốn dồi
dào cũng góp phần giúp hạn chế sự tăng lên của
lãi suất trái phiếu do mở rộng tài khoá và các nước
có nguồn vốn dồi dào có khả năng thanh toán các
trái phiếu đến hạn, thực hiện các khoản vay mới
(Kumar và Baldacci, 2010). Liên quan đến quy mô
phát hành TPCP, HNTC cũng đặt ra bài toán cân đối
khối lượng phát hành TPCP tối ưu.
Thực tế cho thấy, cùng với sự dồi dào về nguồn
vốn, các chính phủ cũng có thể dễ dàng hơn trong
việc phát hành TPCP để bù đắp thâm hụt ngân sách
nhà nước (NSNN). Tuy nhiên, HNTC có thể tạo ra
sự bất ổn về tài chính và khủng hoảng, nhất là ở các
quốc gia chưa đạt ngưỡng điều kiện khi hội nhập.
Khủng hoảng hay những bất ổn về tài chính đều
có thể làm thâm hụt NSNN, gia tăng gánh nặng nợ
công của các nước.
Đối với chi phí vốn và lãi suất
Nguồn vốn dồi dào - kết quả của HNTC tạo cơ hội
cho các chính phủ giảm chi phí huy động vốn. Năm
2010, Baldacci và Kumar đã sử dụng số liệu từ tất cả
các quốc gia thuộc G20 và một số thị trường mới nổi
khác để tìm các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất TPCP,
trong đó có xét đến ảnh hưởng của HNTC. Kết quả
thực nghiệm cho thấy, dòng vốn đầu tư nước ngoài
cao (trên 10% GDP) giúp hạn chế sự tăng lên của lãi
suất trái phiếu, do mở rộng tài khoá (giảm tác động
của tăng thâm hụt ngân sách 1% so với GDP lên lãi
suất khoảng 5 điểm cơ bản) và các nước có nguồn
vốn dồi dào có khả năng thanh toán các trái phiếu
đến hạn, thực hiện các khoản vay mới. Sự sẵn sàng
của nguồn vốn đầu tư trên toàn cầu khiến giá TPCP
của các quốc gia này phụ thuộc ngày càng lớn vào
sở thích của các NĐT quốc tế. Các yếu tố như tiết
kiệm, đầu tư toàn cầu và rủi ro toàn cầu trở thành
các yếu tố quan trọng trong việc định giá các kỳ hạn
nợ, trong khi các yếu tố nội tại của quốc gia có ảnh
hưởng rất hạn chế (Kumar và Okimoto, 2010). Kết
quả là mối tương quan giữa lãi suất TPCP dài hạn
của các quốc gia ngày càng tăng lên. Hơn nữa, trong
bối cảnh HNTC, lãi suất sẽ khó được kiểm soát, dẫn
đến sự biến động lớn hơn trên thị trường trái phiếu.
HNTC cũng yêu cầu sự công khai, minh bạch
hơn về tình hình kinh tế của các quốc gia vay nợ,
điều này làm tăng lãi suất ở các quốc gia có tình
hình vĩ mô không tốt hay có mức nợ công lớn. Một
quốc gia phát hành quá nhiều TPCP để huy động
vốn làm tăng nợ công có thể dẫn đến tác động tiêu
cực trong bối cảnh hội nhập. HNTC tăng càng khiến
cho tổng nợ công ảnh hưởng nhiều đến lãi suất
TPCP, tác động lên chi phí biên của các khoản nợ
quốc gia (Bross, 2010). NĐT nước ngoài đầu tư vào
TPCP có thể sẽ hoài nghi hơn các NĐT trong nước
về khả năng trả nợ của quốc gia đó, từ đó, họ có thể
sẽ không lựa chọn đầu tư hoặc nếu đầu tư sẽ yêu cầu
một mức lãi suất cao để bù đắp rủi ro. Vì vậy, Chính
phủ các nước cần có chính sách về nợ công cụ thể, rõ
ràng và tính đến các yếu tố hội nhập.
Bên cạnh đó, HNTC còn tác động đến lãi suất
phát hành TPCP thông qua hiệu ứng lan toả, đã
được chứng minh trong nghiên cứu của Claeys và
cộng sự (2010). Thị trường càng hội nhập, thì tác
dụng của hiệu ứng lan toả càng mạnh. HNTC tạo
điều kiện cho vốn luân chuyển giữa các quốc gia, từ
đó bù đắp sự thay đổi lãi suất trong nước khi cung
trong nước về TPCP tăng. Hơn nữa, Chính phủ các
nước cũng có xu hướng thích phát hành nợ trong
nước hơn nhằm tránh rủi ro tỷ giá.
Đối với cơ sở nhà đầu tư
HNTC tạo điều kiện đa dạng cơ sở NĐT trên thị
trường và nâng cao năng lực của các NĐT. Đồng
thời, xoá bỏ những rào cản gia nhập, các quy định
hạn chế sự thành lập và phát triển các định chế
tài chính, gia tăng hoạt động của các tổ chức này
như các công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư trong và
ngoài nước. HNTC cũng thúc đẩy sự phát triển của
hệ thống tài chính quốc gia, từ đó nâng cao chất
lượng của các trung gian tài chính (Schmukler, 2004;
Jappelli và Pagano, 2008).
Đối với cơ sở hạ tầng và cấu trúc vi mô
Một trong những nội dung của HNTC là hội
nhập cơ sở hạ tầng. Khi thị trường TPCP một quốc
gia tham gia hội nhập, yêu cầu đặt ra là hệ thống cơ
sở hạ tầng hỗ trợ thị trường cũng phải được thiết
lập, nâng cấp phù hợp và cải thiện cho đồng bộ, kết
nối với hệ thống của các quốc gia khác trong khu
vực, tạo điều kiện cho các giao dịch xuyên biên giới.
Bên cạnh đó, HNTC còn góp phần thúc đẩy đa dạng
hoá sản phẩm TPCP, do vậy, một thị trường TPCP
tham gia vào quá trình hội nhập cần giới thiệu và
giao dịch các công cụ giao dịch mới phổ biến trong
khu vực và thế giới.
Ngoài ra, HNTC cũng tạo động lực hình thành
các công cụ giao dịch trên thị trường trái phiếu quốc
tế (như các sản phẩm phái sinh trái phiếu như hợp
đồng quyền chọn, các hợp đồng kỳ hạn lãi suất, hợp
1...,47,48,49,50,51,52,53,54,55,56 58,59,60,61,62,63,64,65,66,67,...109
Powered by FlippingBook