TCTC (2018) so 5 ky 1 đầy đủ - page 58

TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2018
57
đồng hoán đổi tiền tệ trái phiếu...), đồng thời, thúc
đẩy các trung gian tài chính, các tổ chức hỗ trợ thị
trường tham gia vào phát hành TPCP; Tạo điều kiện
cho sự gia nhập của các tổ chức hỗ trợ thị trường
quốc tế bằng việc nới lỏng và loại bỏ các rào cản,
đồng thời cũng tạo điều kiện thúc đẩy thành lập mới
các tổ chức hỗ trợ thị trường trong nước theo thông
lệ quốc tế. Sự cạnh tranh giữa các tổ chức hỗ trợ thị
trường nước ngoài sẽ giúp cải thiện hệ thống các tổ
chức trong nước như: Loại bỏ các tổ chức yếu kém,
nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm chi phí cho NĐT.
Nhìn chung, HNTC với các cam kết về tự do hoá tài
chính cũng làm thay đổi phương thức phát hành TPCP
theo định hướng thị trường, trao quyền quyết định lãi
suất và giá cho thị trường quyết định, đảm bảo công
bằng giữa các NĐT. Tuy nhiên, đi kèm với đó, HNTC
cũng yêu cầu sự thay đổi tích cực trong quy định của
các quốc gia, tạo môi trường đầu tư bình đẳng và minh
bạch của thị trường và cải thiện cơ sở NĐT.
Chính sách quản lý nợ công
Theo IMF (2014), quản lý nợ công được hiểu là quá
trình thiết lập và tổ chức thực hiện chiến lược quản lý
nợ của Chính phủ nhằm huy động các nguồn lực tài
chính cho Chính phủ với chi phí thấp, phù hợp với
mức độ thận trọng về quản lý rủi ro trong trung và dài
hạn. Để quản lý nợ công hiệu quả, phần lớn các nước
đều hướng đến việc xây dựng và thực thi các khuôn
khổ pháp lý đồng bộ, có thể là thông qua một văn
bản luật riêng (Luật Nợ công của Đài Loan, Thổ Nhĩ
Kỳ, hay Luật Quản lý nợ công ở Thái Lan, cộng hoà
Czech); hoặc lồng ghép vào các văn bản pháp luật liên
quan đến quản lý tài chính công (Luật Tài chính công
ở Hungary) (Trương Bá Tuấn, 2017). Mỗi quốc gia tuỳ
thuộc vào thể chế, bối cảnh và đặc thù mà có quy định
về mô hình tổ chức quản lý nợ công riêng biệt. Xu thế
hiện nay là thống nhất việc quản lý nợ công vào một
cơ quan để hạn chế sự chia cắt và mâu thuẫn trong
quá trình quản lý nợ công… Theo đó, HNTC yêu cầu
sự rõ ràng và minh bạch, tuân theo chuẩn mực quốc tế
của chính sách quản lý nợ công mỗi quốc gia, từ đó sẽ
nâng cao hiệu quả quản lý nợ công, đem lại tác động
tích cực đến hoạt động phát hành TPCP.
Đề xuất, khuyến nghị
Rõ ràng HNTC có những tác động nhất định đến
việc phát hành TPCP của một quốc gia từ quy mô,
lãi suất, cơ sở NĐT, cơ sở hạ tầng và cấu trúc vi
mô thị trường đến chính sách quản lý nợ công. Do
đó, các quốc gia trên thế giới bao gồm cả Việt Nam,
khi HNTC cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng về tác
động của HNTC đến phát hành TPCP, để từ đó có
chiến lược phát hành TPCP phù hợp, tận dụng các
lợi ích và hạn chế những tác động tiêu cực. Đồng
thời, nghiên cứu và định hướng thị trường TPCP là
nhằm khai thác một cách có hiệu quả nhất các nguồn
vốn trong và ngoài nước phục vụ cho kế hoạch chi
tiêu và phát triển của Nhà nước. Định hướng này
phải nằm trong định hướng chung về trái phiếu thị
trường tài chính và gắn chặt với mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội nói chung.
Thị trường TPCP cũng phải gắn chặt và giữ
vai trò quan trọng trong thị trường chứng khoán,
đặc biệt là trong giai đoạn mới thiết lập, xây dựng
thị trường giao dịch chứng khoán tập trung qua
sàn giao dịch chứng khoán và thị trường phi tập
trung, từ đó tăng khối lượng huy động qua hình
thức TPCP. Thị trường TPCP phải phát triển tương
xứng với đòi hỏi của nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu
về vốn trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại
hóa đất nước. Trong mục tiêu phát triển thị trường
cần phân định rõ mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu dài
hạn. Trước hết là đáp ứng đủ nhu cầu về vốn để cân
đối NSNN và phát triển kinh tế theo định hướng
chung với chi phí thấp nhất. Ngoài ra, cần thiết lập
và quản lý thị trường vốn, thị trường chứng khoán
nhằm đáp ứng các mục tiêu cụ thể của chính sách
tài khóa; Xây dựng chiến lược quản lý nợ tốt nhằm
nâng cao tính thanh khoản của TPCP; Xây dựng
một khung pháp lý đồng bộ nhằm huy động một
cách có hiệu quả các nguồn vốn và tạo điều kiện
để thu hút được nhiều đối tượng thuộc mọi thành
phần kinh tế tham gia vào thị trường TPCP.
Tài liệu tham khảo:
1. Trương Bá Tuấn, Kinh nghiệm quốc tế về quản lý nợ công và một số hàm ý
đối với Việt Nam, Bản tin Thông tin khoa học lập pháp, số 02(28) năm 2017;
2. Asian Development bank, The road to ASEAN financial integration: A
combined study on assessing the financial landscape and formulating
milestones for monetary and financial integration in ASEAN, Mandaluyong
City, Philippines: Asian Development Bank, 2013;
3. Baele, L., Ferrando, A., Hördahl, P., Krylova, E. and Monnet, C. 2004
“Measuring Financial Integration in the Euro Area”, European Central Bank
Occasional Paper Series No. 14;
4. Broos, M. L. F. (2010). Financial integration and its effect on bond yield
sensitivity to debt.
Hội nhập tài chính góp phần thúc đẩy đa dạng
hoá sản phẩm trái phiếu chính phủ, do vậy,
một thị trường trái phiếu chính phủ tham gia
vào quá trình hội nhập cần giới thiệu và giao
dịch các công cụ giao dịch mới phổ biến trong
khu vực và thế giới.
1...,48,49,50,51,52,53,54,55,56,57 59,60,61,62,63,64,65,66,67,68,...109
Powered by FlippingBook