TCTC (2018) so 5 ky 1 đầy đủ - page 62

TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2018
61
Theo chuẩn mực báo cáo quốc tế (BCTC) quốc tế
(IFRS 13) thì giá trị hợp lý là giá sẽ nhận được khi
bán một tài sản hoặc thanh toán một khoản nợ phải
trả trong một giao dịch thị trường có trật tự giữa các
thành phần tham gia thị trường tại ngày đo lường.
IFRS 13 cũng đã đưa ra một hệ thống thang áp dụng
giá trị hợp lý, có 3 cấp độ theo mức độ sẵn có để xác
định giá trị, trong đó cao nhất là có giá tham chiếu
trên thị trường hoạt động và thấp nhất là hoàn toàn
chỉ có thông tin nội bộ doanh nghiệp.
Như vậy, theo quy định của các chuẩn mực kế
toán và chuẩn mực BCTC quốc tế hiện hành, giá trị
hợp lý được vận dụng trong đánh giá và ghi nhận
các yếu tố của BCTC là khá phổ biến. Tuy nhiên, việc
sử dụng cơ sở giá trị hợp lý có sự khác nhau trong
từng tình huống, từng chuẩn mực cụ thể. Có thể khái
quát việc sử dụng giá trị trong các chuẩn mực kế toán
quốc tế hiện hành theo một số khía cạnh nổi bật sau:
Một là,
giá trị hợp lý được sử dụng để đánh giá
và ghi nhận ban đầu. Giá trị hợp lý trong trường hợp
này được sử dụng là giá gốc khi nhận ban đầu với
các tài sản là: Nhà xưởng, máy móc, thiết bị; bất động
sản đầu tư; tài sản sinh học; tài sản thuê tài chính...)
Hai là,
giá trị hợp lý được sử dụng sau ghi nhận
ban đầu. Sau ghi nhận ban đầu, giá trị hợp lý được
xác định tại mỗi thời điểm lập BCTC (Ví dụ: Đánh
giá sau khi ghi nhận ban đầu đối với tài sản tài
chính, bất động sản đầu tư...; xác định giá trị đánh
giá lại của nhà xưởng, máy móc thiết bị theo mô
hình đánh giá lại).
Ba là,
ghi nhận chênh lệch phát sinh do sự biến
động của giá trị hợp lý. Các khoản chênh lệch phát
sinh do sự thay đổi giá trị hợp lý giữa các thời điểm
báo cáo có thể được ghi là thu nhập, chi phí trong
Quan điểm và cơ sở pháp lý về giá trị hợp lý
Theo Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế
(IASB), giá trị hợp lý là giá trị mà một tài sản được
trao đổi hay một công nợ được thanh toán một cách
tự nguyện giữa các bên có đầy đủ sự hiểu biết trong
một giao dịch bình thường. Trong khi đó, Hội đồng
Chuẩn mực Kế toán tài chính (FASB) định nghĩa:
“Giá trị hợp lý là giá có thể nhận được khi bán một
tài sản, hoặc có thể được thanh toán để chuyển giao
một khoản nợ phải trả trong một giao dịch bình
thường giữa những người tham gia trên thị trường
tại ngày định giá”.
VẬNDỤNGNGUYÊNTẮC GIÁ TRỊ HỢP LÝ
TRONGTRÌNHBÀY BÁO CÁOTÀI CHÍNHỞVIỆT NAM
ThS. NGÔ THỊ QUỲNH NHUNG
- Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên *
Trong những năm gần đây, tại nhiều quốc gia, việc áp dụng các cơ sở định giá tài sản theo giá thị
trường, thay thế dần nguyên tắc giá gốc trong trình bày tài sản trên báo cáo tài chính đang trở
nên phổ biến. Điều này cho thấy, xu thế định giá tài sản trên báo cáo tài chính đang hướng đến giá
trị hợp lý, kết hợp nhiều loại định giá khác nhau, nhằm đáp ứng đầy đủ hơn yêu cầu thông tin của
người sử dụng và tạo thuận lợi cho công tác kế toán. Vì thế, kế toán theo giá trị hợp lý trong trình
bày báo cáo tài chính là một lựa chọn tất yếu.
Từ khóa: Báo cáo tài chính, kế toán, tài chính, định giá, giá gốc
APPLICATION OF FAIR VALUE PRINCIPLE IN FINANCIAL
STATEMENTS IN VIETNAM
In recent years, market value has been gradually
replacing historical cost convention when
presenting assets in financial reports. This fact
shows the trend to use fair value and different
valuation methods in financial statements to
convey more adequate information to users
and facilitate accounting process. Therefore,
accounting of fair value in financial statements
is now an essential option.
Keywords: Financial statement, accounting, finance,
valuation, historical cost
Ngày nhận bài: 13/4/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 26/4/2018
Ngày duyệt đăng: 4/5/2018
*Email:
1...,52,53,54,55,56,57,58,59,60,61 63,64,65,66,67,68,69,70,71,72,...109
Powered by FlippingBook