TCTC (2018) so 5 ky 1 đầy đủ - page 63

62
KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
báo cáo lãi, lỗ như tài sản tài chính, bất động sản
đầu tư, tài sản sinh học và sản phẩm nông nghiệp
hoặc điều chỉnh chỉ tiêu thuộc nguồn vốn chủ sở
hữu trên Bảng cân đối kế toán như chênh lệch đánh
giá tăng, giảm tài sản...
Trong hầu hết các trường hợp, việc sử dụng giá trị
hợp lý trong đánh giá và ghi nhận tài sản, nợ phải trả
được quy định trong các chuẩn mực kế toán quốc tế
đều kèm theo điều kiện nhất định, đặc biệt là điều kiện
về sự tồn tại của thị trường hoạt động của tài sản, nợ
phải trả và doanh nghiệp có thể thu thập từ thị trường
một cách đáng tin cậy để áp dụng các phương pháp kỹ
thuật xác định giá trị hợp lý. Vì vậy, việc sử dụng giá
trị hợp lý trong đo lường, ghi nhận tài sản và nợ phải
trả thường được xác định là một mô hình mà đơn vị
báo cáo có thể lựa chọn. Bên cạnh đó, các chuẩn mực
còn quy định các mô hình định giá và ghi nhận thay
thế như mô hình ghi nhận theo giá gốc hoặc mô hình
ghi nhận theo giá gốc được phân bổ.
Ở Việt Nam, theo Luật Kế toán Việt Nam số
88/2015/QH13 thì giá trị hợp lý là giá trị được xác
định phù hợp với giá thị trường, có thể nhận được
khi bán một tài sản hoặc chuyển nhượng một khoản
nợ phải trả tại thời điểm xác định giá trị. Trong Luật
Kế toán sửa đổi có quy định giá trị tài sản và nợ
phải trả được ghi nhận ban đầu theo giá gốc. Sau
ghi nhận ban đầu, đối với một số loại tài sản hoặc
nợ phải trả mà giá trị biến động thường xuyên theo
giá thị trường và giá trị của chúng có thể xác định
lại một cách đáng tin cậy thì được ghi nhận theo giá
trị hợp lý tại thời điểm cuối kỳ lập BCTC.
Như vậy, việc các chuẩn mực kế toán và các văn
bản pháp luật về giá trị hợp lý lần lượt được ban
hành đã tạo ra hành lang pháp lý và bước đầu là cơ
sở cho việc áp dụng giá trị hợp lý trong kế toán thực
tiễn hiện nay.
Thực tiễn vận dụng giá trị hợp lý
trong trình bày trong báo cáo tài chính ở Việt Nam
Nhìn chung, chế độ kế toán Việt Nam hiện nay
được xây dựng trên cơ sở phương pháp kế toán theo
giá gốc. Tuy nhiên, trong phương pháp định giá các
tài sản kế toán, Việt Nam cũng từng bước cập nhật
theo phương pháp giá trị hợp lý, kết hợp kế toán
theo giá gốc và đánh giá lại phù hợp với đặc điểm
của từng loại tài sản và thời điểm lập BCTC. Cụ thể:
Về việc ghi nhận giá trị tài sản:
- Ghi nhận theo giá gốc tại thời điểm hình thành tài
sản: Giá trị các loại tài sản như tài sản cố định, hàng
tồn kho…được ghi nhận theo giá thực tế, bao gồm giá
mua và toàn bộ các chi phí thu mua phát sinh để có
được tài sản ở trạng thái sẵn sàng đưa vào sử dụng.
- Đánh giá lại theo giá trị hợp lý tại thời điểm báo
cáo: Giá trị hợp lý được sử dụng làm cơ sở để tính giá
trị đánh giá lại của tài sản sau ghi nhận ban đầu. Phần
chênh lệch được ghi nhận là chi phí trong báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh (tăng hoặc giảm chi phí)
hoặc ghi nhận điều chỉnh chỉ tiêu thuộc nguồn vốn
chủ sở hữu trên Bảng cân đối kế toán. Cụ thể:
Thứ nhất
, lập dự phòng giảm giá tài sản: Cuối
mỗi kỳ kế toán đối với những khoản mục tài sản bị
giảm giá, kế toán tiến hành trích lập dự phòng (dự
phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, dài hạn; dự phòng
giảm giá hàng tồn kho; dự phòng phải thu khó đòi)
và ghi nhận vào chi phí (Chi phí tài chính, chi phí
quản lý doanh nghiệp…), đồng thời các khoản dự
phòng được ghi nhận vào bên Tài sản của Bảng cân
đối kế toán để ghi giảm tổng giá trị tài sản của đơn
vị bên cạnh giá gốc.
Thứ hai,
đánh giá lại tài sản: Tài sản được đánh
giá lại chủ yếu là tài sản cố định, bất động sản đầu
tư, một số trường hợp có thể và cần thiết đánh giá lại
vật liệu, công cụ, dụng cụ, thành phẩm, hàng hoá,
sản phẩm dở dang... Trường hợp tiến hành đánh giá
khi có quyết định của Nhà nước về đánh giá lại tài
sản, khi thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà
nước và các trường hợp khác theo quy định. Giá trị
tài sản được xác định lại trên cơ sở bảng giá Nhà
nước quy định hoặc Hội đồng định giá tài sản thống
nhất xác định. Chênh lệch đánh giá lại tài sản được
bổ sung hoặc ghi giảm nguồn vốn kinh doanh.
Thứ ba,
đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc
ngoại tệ ở thời điểm cuối năm tài chính: Cuối năm
tài chính, doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản
mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch
bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng
do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời
điểm cuối năm tài chính.
- Đối với chênh lệch tỷ giá hối đoái ở thời điểm
cuối năm tài chính do đánh giá lại của các khoản
mục tiền tệ có gốc ngoại tệ liên quan đến hoạt động
kinh doanh nếu lỗ tỷ giá hối đoái sẽ tính vào chi phí
tài chính, nếu lãi tỷ giá hối đoái cho vào doanh thu
hoạt động tài chính để xác định kết quả hoạt động
kinh doanh.
- Đối với chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do
đánh giá lại cuối năm tài chính của các khoản mục
tiền tệ có gốc ngoại tệ của hoạt động đầu tư xây
dựng cơ bản (XDCB) (Giai đoạn trước hoạt động):
Ở giai đoạn đang đầu tư XDCB, doanh nghiệp chưa
đi vào hoạt động thì chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh
giá lại cuối năm tài chính được phản ánh luỹ kế trên
TK 413 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái” (TK 4132). Số
1...,53,54,55,56,57,58,59,60,61,62 64,65,66,67,68,69,70,71,72,73,...109
Powered by FlippingBook