TCTC (2018) so 5 ky 1 đầy đủ - page 65

64
KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
luôn thay đổi. Các định nghĩa được đề xuất
thường được thảo luận với các quan điểm gây
tranh cãi trong lý thuyết và thực tiễn trên khắp
thế giới. Viện Kiểm toán viên nội bộ Hoa Kỳ (IIA)
thường xuyên xuất bản các tiêu chuẩn cho nghề
nghiệp KTNB và do đó, hình thành các thông lệ về
chức năng của kiểm toán viên nội bộ (Grabmann.,
E. và Hofer., D. ,2014).
Các vấn đề cốt lõi về KTNB được quy định trong
các văn bản quan trọng như Chuẩn mực về thực
hành nghề nghiệp của KTNB, Khung thực hành
nghề nghiệp quốc tế về KTNB (IPPF), Khung kiểm
soát nội bộ theo chuẩn COSO, Khung quản trị rủi
ro doanh nghiệp (DN) (ERM)… Các tài liệu này,
đặc biệt là Chuẩn mực về thực hành nghề nghiệp
của KTNB và Khung thực hành nghề nghiệp quốc
tế về KTNB được áp dụng rộng rãi trên thế giới, là
kim chỉ nam hoạt động KTNB.
Khung thực hành nghề nghiệp quốc tế về kiểm toán
nội bộ:
IPPF là bộ tài liệu cung cấp các khuôn khổ
khái niệm KTNB, các quy định và chuẩn mực
hướng dẫn thực hành KTNB, vai trò, nhiệm vụ
của KTNB trong DN cũng như các quy tắc đạo
đức hành nghề đối với người làm kiểm toán viên
nội bộ. IPPF được giới thiệu và ban hành lần đầu
vào năm 1978 bởi Hiệp hội KTNB Hoa Kỳ-IIA,
được sửa đổi nhiều lần qua các năm. Phiên bản
cập nhật mới nhất vào đầu năm 2017 có nhiều
thay đổi và ảnh hưởng đến công tác KTNB của
các DN hiện nay.
Chuẩn mực về thực hành nghề nghiệp kiểm toán nội bộ:
Hiệp hội KTNB Hoa Kỳ đã ban hành bộ chuẩn
mực đầu tiên vào năm 1978, hầu như không thay
đổi một thời gian dài và sau đó đã được chỉnh sửa
Thông lệ quốc tế và xu hướng mới
về kiểm toán nội bộ
Những năm 1940, kiểm toán nội bộ (KTNB) bắt
đầu hình thành và phát triển trên thế giới cả về lý
thuyết lẫn thực tiễn. Theo đó, nhiệm vụ của kiểm
toán viên nội bộ đã thay đổi từ việc xem xét những
sai lầm và ngăn ngừa gian lận sang phân tích hoạt
động và quản lý của công ty. Từ những năm 1980,
KTNB đã mở rộng đáng kể để đối phó với sự biến
động ngày càng tăng do toàn cầu hóa, các dự báo
về công nghệ, các vụ gian lận, sự gia tăng của cạnh
tranh và phức tạp trong môi trường kinh doanh
(Grabmann., E. và Hofer., D. ,2014).
Cuối thế kỷ XX, hiểu biết về KTNB đã có nhiều
thay đổi khi KTNB được kỳ vọng sẽ đóng một vai
trò chủ động hơn trong môi trường kinh doanh
TIẾP CẬNKIỂMTOÁNNỘI BỘTHEOTHÔNG LỆ QUỐC TẾ
ThS. NGUYỄN THỊ TUÂN -
Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên *
Chức năng kiểm toán nội bộ đã trở thành nhu cầu tất yếu đối với hoạt động quản trị doanh
nghiệp, kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro của các doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay. Tuy
nhiên, tại Việt Nam, nhiều yếu tố khiến cho kiểm toán nội bộ chưa được nhận thức và quan tâm
một cách đầy đủ, đúng mức. Vì vậy, xây dựng và phát triển kiểm toán nội bộ theo thông lệ quốc tế
là xu hướng tất yếu ở Việt Nam.
Từ khóa: Kiểm toán nội bộ, thông lệ quốc tế, xu hướng, chuẩn mực kiểm toán nội bộ
RESPONSIBILITIES OF INTERNAL AUDITORS:
AN APPROACH OF INTERNATIONAL PRACTICE
Internal auditing has become an essential
to business administration, internal control
and risk management of every enterprise.
However, due to different factors, internal
auditing in Vietnam has not been paid
attention properly. Therefore, building and
developing internal auditing by international
practice is an essential trend in Vietnam.
Keywords: Internal auditing, international practice, trend,
internal auditing standards
Ngày nhận bài: 9/4/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 24/4/2018
Ngày duyệt đăng: 27/4/2018
*Email:
1...,55,56,57,58,59,60,61,62,63,64 66,67,68,69,70,71,72,73,74,75,...109
Powered by FlippingBook