TCTC (2018) so 5 ky 1 đầy đủ - page 67

66
KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
nghiên cứu quan tâm đó là “thuê ngoài KTNB”.
Điều này được nhận thấy rõ nét qua các nghiên
cứu thực nghiệm về KTNB của nhiều tác giả ở thập
niên 1980-1990 và cũng được thể hiện qua các báo
cáo, quy định của các cơ quan tổ chức như Ủy ban
Treadway (1987), Ủy ban COSO (1992) và Đạo luật
Sarbanes Oxley (2002).
Thứ năm,
xu hướng áp dụng mô hình quản trị
hiện đại.
Các mô hình tổ chức KTNB phổ biến tại DN là: (i)
Hoàn toàn tự lực; (ii) Tự lực một phần với hỗ trợ từ
bên ngoài hoặc (iii) Thuê ngoài hoàn toàn.
Các DN, nhất là những tập đoàn kinh tế lớn có
xu hướng thiết lập Ủy ban kiểm toán (UBKT), bên
cạnh ủy ban tài chính và ủy ban tổ chức trực thuộc
hội đồng quản trị. UBKT do thành viên hội đồng
quản trị độc lập trực tiếp phụ trách, quản lý trực
tiếp KTNB của DN, thực hiện chức năng giám sát
hội đồng quản trị và ban giám đốc. UBKT và KTNB
có đầy đủ quyền lực, có nguồn lực và vị thế độc lập
để thực hiện tốt vai trò giám sát của mình. Đây là
cách thức quản trị theo chuẩn mực quốc tế, đi theo
mô hình một cấp.
Vài nét về kiểm toán nội bộ
trong doanh nghiệp Việt Nam
KTNB được xem là tuyến phòng thủ cuối cùng
của DN, có vai trò hỗ trợ DN trong việc ứng phó
với các rủi ro, tận dụng cơ hội để tối ưu hóa kết quả
hoạt động. Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện nay, KTNB
vẫn còn khá mới mẻ, chưa được nhận thức và đầu
tư đúng mức; chưa được tổ chức một cách bài bản
và có hệ thống theo chuẩn quốc tế.
Về khuôn khổ pháp lý liên quan đến kiểm toán nội bộ:
Trong hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến
lĩnh vực KTNB, Quyết định số 832/TC/QĐ-CĐKT
ngày 28/10/1997 của Bộ Tài chính và các thông
tư hướng dẫn thực hiện Quyết định này cho đến
nay vẫn là văn bản mang tính pháp lý cao nhất.
Việt Nam chưa có một khung hành nghề chuẩn về
KTNB, các chuẩn mực cũng như hướng dẫn chung
về quy trình KTNB chưa được ban hành, chủ yếu
áp dụng theo chuẩn của quốc tế. Quy định về đào
tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho đội ngũ kiểm
toán viên nội bộ, kiểm soát viên nội bộ còn thiếu.
Khuôn khổ pháp lý về kiểm soát và KTNB mới chỉ
tập trung vào các DN đặc thù.
Đến nay, Việt Nam mới chỉ có quy định trách
nhiệm của đơn vị có lợi ích công chúng trong việc
xây dựng và vận hành hệ thống KSNB, tổ chức
KTNB trong Luật Kiểm toán độc lập 2011, đề cập
đến KTNB trong Luật Kế toán 2015. Đáng kể nhất
là việc ban hành Nghị định số 71/2017/NĐ-CP
hướng dẫn về quản trị công ty áp dụng đối với
công ty đại chúng. Nghị định này đã có nhiều
thay đổi so với Thông tư số 121/2012/TT-BTC
ngày 27/6/2012 của Bộ Tài chính nhằm hướng đến
các thông lệ quốc tế về quản trị DN, tăng cường
tính minh bạch của thông tin và tính hiệu quả và
hiệu suất của hội đồng quản trị và ban điều hành,
giảm thiểu xung đột về lợi ích và bảo vệ lợi ích
của cổ đông tốt hơn.
Hiện nay, Dự thảo Nghị định về KTNB cũng đã
được Bộ Tài chính trình Chính phủ cho ý kiến và
trong thời gian tới nếu được ban hành cũng sẽ giúp
chuẩn hoá định nghĩa, vị trí, vai trò, nhiệm vụ và
phương pháp thực hiện KTNB.
Về nhận thức của nhà quản trị doanh nghiệp
với kiểm toán nội bộ:
Phần lớn các DN Việt Nam vẫn chưa thực sự
hiểu rõ bản chất, chức năng, vai trò của KTNB trong
DN; không ít DN vẫn nhầm lẫn giữa KTNB với các
loại hình kiểm tra, kiếm soát khác trong DN như
kiểm soát nội bộ, ban kiểm soát, giám sát độc lập...
Điều này dẫn đến sự chồng chéo trong hoạt động
giữa bộ phận liên quan.
Về số lượng, chất lượng của đội ngũ kiểmtoán viên nội bộ:
Hiện nay, Việt Nam đang bị thiếu hụt trầm
trọng nguồn nhân lực KTNB đạt chuẩn quốc tế.
Phần lớn đội ngũ kiểm toán viên nội bộ hiện hành
được tuyển dụng từ các ngành nghề khác như
kiểm toán độc lập, kế toán hay kiểm soát hoặc
được bổ nhiệm và luân chuyển từ các bộ phận
khác trong nội bộ của tổ chức. Chất lượng nhân
lực chưa đạt yêu cầu. Việt Nam mới chỉ có 50
người sở hữu chứng chỉ CIA trên tổng số 30.000
người có CIA ở châu Á và 115.000 người trên toàn
thế giới. Bên cạnh đó, hầu hết các kiểm toán viên
nội bộ chỉ được đào tạo trung bình từ 21-40 giờ
mỗi năm, trong khi thực tế yêu cầu thời gian đào
tạo tối thiểu đối với một kiểm toán viên nội bộ là
40-80 giờ. Đó là thách thức lớn đối với phát triển
lĩnh vực KTNB theo yêu cầu hội nhập.
Để kiểm toán nội bộ của Việt Nam
tiệm cận thông lệ quốc tế
Yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế đặt ra cho
các DN Việt Nam phải đảm bảo các điều kiện, yếu
tố để phát triển KTNB tiệm cận chuẩn mực quốc tế.
Một số vấn đề cần chú trọng như sau:
1...,57,58,59,60,61,62,63,64,65,66 68,69,70,71,72,73,74,75,76,77,...109
Powered by FlippingBook