TCTC (2018) so 5 ky 1 đầy đủ - page 68

TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2018
67
Về khuôn khổ pháp lý:
Thứ nhất,
tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý
về KTNB, tiệm cận chuẩn mực quốc tế.
Thứ hai,
về định hướng, Việt Nam không biên
soạn chuẩn mực kiểm toán nội bộ riêng mà sẽ áp
dụng chuẩn mực KTNB quốc tế theo hướng nghiên
cứu và hướng dẫn vận dụng chuẩn mực kiểm toán
nội bộ quốc tế do Viện Kiểm toán viên nội bộ Hoa
Kỳ (IIA) ban hành.
Thứ ba,
sớm ban hành Nghị định về KTNB;
nghiên cứu, xây dựng và ban hành Quy chế mẫu
về KTNB; đồng thời, xây dựng tài liệu, cẩm nang
hướng dẫn cụ thể hơn về vấn đề này trên cơ sở
thông lệ quốc tế.
Thứ tư,
cần có quy định tiêu chuẩn nghề nghiệp
đối với kiểm toán viên nội bộ; phân định rõ KTNB
và KSNB. Về đạo đức, bên cạnh chuẩn mực đạo đức
nghề nghiệp, cần thiết ban hành kèm quy chế kiểm
soát đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên, nhằm
đảm bảo việc thực hiện được minh bạch.
Về nhận thức:
Thứ nhất,
các DN, lãnh đạo DN cũng như cơ
quan quản lý chức năng cần nhận thức và cập nhật
các quan điểm, xu hướng mới về KTNB trên thế
giới; hiểu được bản chất, tầm quan trọng, vai trò
của KTNB trong môi trường kinh doanh hiện nay.
Thứ hai,
trong mỗi DN, nhà quản trị cần nghiên
cứu, hiểu rõ đặc thù của DN và nhu cầu về KTNB.
Trong đó, cần quan tâm đến tính độc lập và khách
quan của KTNB và cơ cấu báo cáo cũng như phạm
vi hoạt động của KTNB.
Thứ ba,
công tác thông tin tuyên truyền cần
được đẩy mạnh nhằm giúp các DN nâng cao
nhận thức về vai trò của KTNB và thiết lập KTNB
hướng tới quản trị rủi ro, coi quản trị rủi ro là vấn
đề ưu tiên trong quá trình thiết kế hệ thống kiếm
soát KTNB của DN.
Về nguồn nhân lực:
Luật pháp cho phép các tổ chức, DN nếu không
đủ năng lực thực hiện kiểm toán nội bộ có thể thuê
ngoài dịch vụ này. Tuy nhiên, việc lựa chọn giữa
việc sử dụng KTNB tại chỗ hay thuê ngoài phụ
thuộc vào sự cân nhắc giữa lợi ích và hạn chế của
việc thuê ngoài (Nguyễn Thị Hồng Thúy, 2013).
Công tác đánh giá năng lực của đội ngũ KTNB
cũng cần phải được thực hiện thường xuyên, để phù
hợp với những thay đổi thực tế trong nước và quốc
tế. Do vậy, trong thời gian tới DN cần có kế hoạch
đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho KTNB, để các kiểm
toán viên không chỉ giỏi về kiến thức chuyên môn
mà còn có thêm kỹ năng và bản lĩnh trong giải quyết
công việc.
Mô hình và vị trí thẩm quyền của kiểm toán nội bộ:
Để đảm bảo tính độc lập cao nhất, DN cần có một
UBKT với các thành viên độc lập và có chuyên môn
về kế toán, kiểm toán chịu trách nhiệm giám sát các
chức năng liên quan đến rủi ro, tuân thủ, kế toán và
kiểm toán của đơn vị. Thông qua UBKT, KTNB thực
hiện báo cáo hành chính đến Ban giám đốc - người
chịu trách nhiệm cao nhất trong việc điều hành đơn
vị và báo cáo trách nhiệm chuyên môn cho cơ quan
giám sát định hướng.
Tại Việt Nam, Tập đoàn Bảo Việt được xem
như là trường hợp tiên phong trong việc áp dụng
thành công mô hình KTNB chuẩn quốc tế. Theo
đó, KTNB của tập đoàn là trực thuộc HĐQT với
chức năng cung cấp những đánh giá độc lập,
khách quan về hệ thống kiểm soát nội bộ, quản lý
rủi ro và quản trị DN báo cáo cho cho HĐQT và
Tổng giám đốc trên cơ sở hoạt động đảm bảo và
tư vấn. Hơn thế, để đảm bảo độ tin cậy của một
số chỉ số trên Báo cáo Phát triển bền vững năm
2016, Khối KTNB của Tập đoàn đã thực hiện việc
KTNB nhằm đảm bảo một số chỉ số phát triển
bền vững. Đồng thời, đưa ra các ý kiến đánh giá
độc lập, khách quan về các chỉ số phát triển bền
vững liên quan đến phạm vi đánh giá dựa trên
các thủ tục đã được quy định tại Quy trình KTNB
và các Chuẩn mực KTNB quốc tế, các hướng dẫn
của Viện KTNB Hoa Kỳ công bố.
(Bài báo là sản phẩm của đề tài NCKH năm 2017, mã
số ĐH2017-TN08-10, CNĐT: ThS. Nguyễn Thị Tuân).
Tài liệu tham khảo:
1. Quốc hội (2015), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kế toán;
2. Bộ Tài chính (2016), Nghị định 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 quy
định một số điều của Luật Kế toán;
3. Chính phủ (2017), Nghị định số 71/2017/NĐ-CP hướng dẫn về quản trị công
ty áp dụng đối với công ty đại chúng;
4. Nguyễn Thị Hồng Thúy (2013), Một số vấn đề về lựa chọn thuê ngoài dịch vụ
KTNB, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 196 (II), tháng 10/2013;
5. Thủy Ngọc (2017), KTNB: Áp lực chuyển dịch, Nhịp cầu Đầu tư.
Việt Nam đang bị thiếu hụt trầm trọng nguồn
nhân lực kiểm toán nội bộ đạt chuẩn quốc tế.
Hiện nay, mới chỉ có 50 người sở hữu chứng
chỉ CIA trên tổng số 30.000 người ở châu Á và
115.000 người có CIA trên toàn thế giới.
1...,58,59,60,61,62,63,64,65,66,67 69,70,71,72,73,74,75,76,77,78,...109
Powered by FlippingBook