TCTC (2018) so 5 ky 1 đầy đủ - page 7

6
QUẢN LÝ CÁC LOẠI TIỀN ẢO, TIỀN ĐIỆN TỬ
và Việt Nam. Mặc dù là quốc gia có các doanh nghiệp
đào Bitcoin lớn nhất trên thế giới, song người dân
Iceland lại không được phép mua bán Bitcoin. Tương
tự, Iceland, Bolivia, Ecuador, Bangladesh, Kyrgyzstan
và Việt Nam cũng đã đưa ra những cảnh báo và cấm
sử dụng đồng Bitcoin để giao dịch trong thị trường.
Những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam
Trong thực tế, tại Việt Nam cho đến nay, chưa
có một quy định hay khung pháp lý riêng nào để
quản lý việc giao dịch Bitcoin từ phía Chính phủ. Bộ
luật Dân sự 2015 cũng chưa có quy định cụ thể về
tài sản ảo, tài sản điện tử; Luật pháp về ngân hàng,
về tổ chức tín dụng cũng chưa có quy định quản lý
phương tiện thanh toán điện tử. Tháng 2/2014, Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam chỉ mới phát đi thông cáo
báo chí, trong đó lưu ý rằng: Việc sử dụng Bitcoin
làm phương tiện thanh toán không được pháp luật
thừa nhận và bảo vệ. Bộ Công Thương cũng chưa
công nhận Bitcoin là hàng hoá hay dịch vụ, cho nên
Bitcoin đến nay vẫn chưa được đưa vào danh mục
hàng hóa hay dịch vụ để thu thuế.
Tuy nhiên, có rất nhiều doanh nghiệp toàn cầu
tại Việt Nam cho phép người Việt Nam thanh toán
bằng Bitcoin đối với dịch vụ của họ, tiêu biểu như:
Dịch vụ nạp thẻ điện thoại BitRefill, dịch vụ mua vé
máy bay, đặt khách sạn và thuê ô tô tại Expedia, mua
hàng trực tuyến tại OverStock, OpenBazaar hoặc tại
các Dark Net Market, mua thẻ quà tặng tại Gyft,
mua tên miền và dịch vụ máy chủ tại NameCheap,
mua VPN tại BitVPN, mua quần áo thời trang tại
ASOS và một loạt các dịch vụ nhỏ khác tại Fiverr…
Thực tiễn vẫn tồn tại các hoạt động giao dịch với
các tài sản ảo và tiền điện tử, dẫn đến câu chuyện
về khoảng trống pháp lý cần phải lấp đầy. Với mức
tăng 2.000% trong năm 2017, Bitcoin trở thành từ
khóa tìm kiếm nổi bật nhất toàn cầu và cả Việt Nam.
Thống kê cho thấy, năm 2017, lượng tìm kiếm từ
khóa “Bitcoin” từ Việt Nam xếp hạng 41 trong danh
sách 63 thị trường quan tâm nhiều nhất đến đồng
tiền kỹ thuật số này.
Theo kết quả khảo sát của Công ty nghiên cứu
CryptoCompare, tính đến cuối tháng 11/2017, Nhật
Bản, Hàn Quốc và Việt Nam chiếm gần 80% hoạt
động giao dịch Bitcoin trên toàn cầu, trong khi Mỹ chỉ
chiếm khoảng 20% tổng số Bitcoin được giao dịch.
Bên cạnh đó, người Việt còn đứng vị trí thứ nhất về
số lượt tìm kiếm và truy cập các trang đầu tư tiền
ảo ICO theo mô hình Ponzi, một hình thức đa cấp,
huy động tiền vốn, lấy người sau nuôi người trước
mà không có kế hoạch kinh doanh cụ thể. Trong đó,
nổi bật nhất là trang Bitconnect, Việt Nam đứng thứ
4 thế giới về lượng truy cập. Các trang mới nổi như
Hextracoin, Regalcoin, Ucoincash... người Việt cũng
dẫn đầu về lượng truy cập, theo Similarweb.
Rõ ràng, tiền điện tử đã và đang là xu thế tất yếu
trong quá trình tiến hóa của tiền tệ cũng như khoa
học công nghệ thông tin. Thực tiễn luôn đi trước
luật lệ. Đứng trước các vấn đề mới phát sinh, các
cơ quan chức năng cần nhanh chóng đưa Bitcoin
nói riêng, tiền ảo nói chung vào phạm vi quản lý;
Xây dựng và hoàn thiện chính sách quản lý tiền ảo,
tiền điện tử. Đồng thời, cần có các chính sách nâng
cao cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, xây dựng
và nâng cao năng lực đội ngũ chuyên gia tài chính,
chuyên gia mã hóa và bảo mật, nâng cao nhận thức
của người dân về bản chất của tiền ảo Bitcoin cũng
như các loại tiền ảo khác.
Ngày 21/8/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký phê
duyệt Đề án hoàn thiện khung pháp lý để quản lý các
loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo, trong đó có Bitcoin.
Đây được xem là thông điệp chính thức từ phía Chính
phủ, theo đó, dự kiến sẽ có khung pháp lý điều chỉnh
các giao dịch Bitcoin vào tháng 8/2018 với khả năng
phân loại Bitcoin vào danh mục tài sản ảo.
Tài liệu tham khảo:
1. Mark Gates (2018), Blockchain: Bản chất của blockchain, Bitcoin, tiền điện
tử, hợp đồng thông minh và tương lai của tiền tệ, NXB Lao động;
2. Mark Gates (2018), Bitcoin: Bong bóng tài chính hay tương lai của tiền tệ,
NXB Đại học Kinh tế Quốc dân;
3. Võ Hữu Phước, ThS. Vũ Thị Quý (2017), Tiền ảo Bitcoin và một số khuyến
nghị chính sách quản lý tiền ảo ở Việt Nam, Tạp chí Tài chính;
4. Andreas M. Antonopoulos (2018), Bitcoin thực hành: Những khái niệm cơ
bản và cách sử dụng đúng đồng tiền mã hoá, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân;
5. Jamie Redman, 2015, Cash2vn Is Bringing Bitcoin’s ‘Core Value’ of Borderless
Transactions to Vietnam,
;
6. Các website: blockchain.info; Bitcoin.vn,coindesk.com.
HÌNH 1: BIỂU ĐỔ VỀ TÍNH HỢP PHÁP
CỦA BITCOIN TRÊN TOÀN THẾ GIỚI
Nguồn:
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16,17,...109
Powered by FlippingBook